Dân khát nước sạch ở huyện đang phấn đấu về đích Nông thôn mới
22:08 | 10/09/2022
DNTH: Xã hội ngày càng phát triển, càng hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của con người. Trong đó có vấn đề được tiếp cận và sử dụng nước sạch. (Nước sạch được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch phải đảm bảo 14 tiêu chí, trong đó có tiêu chí: Nitrat, clorua, asen, sắt, chì, mangan, thủy ngân,... theo quy chuẩn của Bộ Y Tế -Pv). Thế nhưng hơn 50% hộ dân Hưng Nguyên (Nghệ An) đang trong tình cảnh thiếu nước sạch dùng sinh hoạt và sản xuất. Dù Hưng Nguyên đang phấn đấu cuối năm 2022 đầu năm 2023 sẽ về đích NTM (Nông thôn mới), duy nhất một xã đang tích cực hoàn thành các tiêu chí để về đích NTM sớm nhất. Vậy mà toàn huyện mới có hơn 40% dân số sử dụng nước sạch đúng nghĩa.
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng, nằm giữa Tp Vinh và Nam Đàn. Sông Lam gần như ôm gọn các xã Long Xá, Hưng Lĩnh, Xuân Lam, Hưng Thanh, Hưng Châu, Hưng Nhân, Hưng Nghĩa… Đồng nghĩa, các xã ở Hưng Nguyên, nhất là các xã dọc Sông Lam có nguồn nước thô rất dồi dào và thích hợp để làm nguồn nước đầu vào sản xuất nước sạch. Điều kiện cần đã có, nguyên nhân nào mà có hơn 50% huyện Hưng Nguyên đang phải sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo trong sinh hoạt. Điều đáng nói, hầu hết các xã ở Hưng Nguyên đều là xã NTM (Nông thôn mới), chỉ còn lại xã Hưng Yên Nam đang phấn đấu cuối năm 2022 cán đích NTM. Ngoài ra có xã đang trên đã xây dựng NTM nâng cao nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nước sạch đơn cử như xã Long Xá.
Vì đâu mà người dân Hưng Nguyên khát nước sạch
Theo tìm hiểu được biết, dân số hiện nay của huyện Hưng Nguyên khoảng 130.284 người trên diện tích rộng 159,20km2, với 1 thị trấn và 17 xã (số liệu 2019). Trong đó số dân được sử dụng nước sạch do các nhà máy cấp nước tập trung là 15077 hộ, chiếm khoảng 44,4% dân số. Gồm Thị trấn Hưng Nguyên, xã Hưng Tân, Hưng Mỹ, Hưng Tây, Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Hưng Phúc, Hưng Nghĩa, Hưng Trung, Hưng Lợi và một phần của Hưng Lĩnh.
Ngoài ra còn có 18865 hộ dân ở các xã còn lại, phải sử dụng các nguồn nước như nước mưa, giếng khoan, giếng đào. “Các hộ dân, sử dụng máy lọc Ro quy mô hộ gia đình để lọc nước dùng trong sinh hoạt. Nâng tổng số hộ được dùng nước sạch lên tới trên 90%) ”Ông Hoàng Anh Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết.
Như lời vì Phó chủ tịch cho biết, việc hơn 90% dân số đã và đang sử dụng nước sạch, như vậy các xã xây dựng thành công NTM là đáp ứng đủ tiêu chí môi trường trong đó có chỉ tiêu nước sạch. Không biết, ở đây có sự nhầm lẫn và đánh đồng giữa khái niệm nước sạch và nước hợp vệ sinh…?
Theo đó, nước sạch là nước do các nhà máy cấp nước tập trung bán cho dân. Đảm bảo 14 chỉ tiêu, trong đó các tiêu chí về: Nitrat, clorua, asen, sắt, chì, mangan, thủy ngân,... theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Còn nước hợp vệ sinh (HVS) là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Nước HVS có thể là nước mưa được trữ trong các thiết bị dự trữ, hoặc là nguồn nước bề mặt được bơm lên sau đó đưa vào bồn chứa và truyền dẫn đến người dân sử dụng, hoặc là nước từ các công trình nước sinh hoạt tập trung, hoặc nguồn nước ngầm được hút lên từ lòng đất.
Theo khảo sát nhỏ của nhóm Phóng viên, đơn cử như tại xã Long Xá, một địa phương đang tiến hành xây dựng NTM nâng cao. Nguồn nước mà người dân sử nấu ăn hàng ngày chủ yếu là từ nước mưa được trữ ở trong các bể bằng xi măng, hoặc thùng bê tông đúc sẵn. Còn nguồn nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày để tắm giặt, rửa thực phẩm… chủ yếu lấy từ nguồn nước giếng khoan hoặc giếng khơi. Với công đoạn lọc hết sức thô sơ, sau khi nước được hút lên, trải qua công đoạn bể lọc với các lớp cát sỏi, nhà nào cẩn thận thêm lớp than hoạt tính, giữa các lớp được ngăn cách bằng lớp bao xác rắn. Nước được hút lên trực tiếp, để tầm 30 phút sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt do nhiễm sắt nặng. Nước dùng được hay không chủ yếu dựa bằng mắt thường để quan sát, sau khi lọc xong thấy nước trong trong là nghiễm nhiên coi dùng được. Cũng theo lời Phó chủ tịch huyện, các hộ dân còn lại sử dụng máy lọc nước Ro ở các hộ gia đình, không biết thông tin này đã được lãnh đạo trực tiếp kiểm chứng hay được nghe báo cáo từ cấp dưới. Gần 100% hộ dân còn lại sử dụng mày lọc nước Ro quy mô hộ gia đình, điều này chính xác được bao nhiều phần trăm…?.
Trao đổi với chúng tôi, một người dân ở xã Long Xá cho biết “bản thân tôi và gia đình biết sử dụng nước mưa và nước giếng khoan để sinh hoạt là hàng ngày đổ bệnh vào người. Nước giếng khoan nhà tôi dùng cát sỏi, than hoạt tính để lọc qua. Nói chung thấy nước trong trong là dùng được, nước vẫn có thoang thoảng mùi tanh. Nước mưa thì để dành để nấu thức ăn, làm nước uống khi đun sôi. Cũng mong chính quyền các cấp xây dựng nhà máy nước. Cùng là người dân một huyện mà người dân các xã khác được dùng nước sạch lâu lắm rồi. Còn chúng tôi vẫn dài cổ chờ đó, nghe nói xã nhà còn chuẩn bị đón NTM nâng cao, mà dân còn phải hứng nước mưa, hút nước ngầm để dùng”.
Nói về nguyên nhân của việc trên, ông Hoàng Anh Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết. “ Huyện có 6 nhà máy cấp nước tập trung, tuy nhiên các nhà máy được xây dựng từ những năm 2008, xuống cấp, hư hỏng, công tác bảo trì bảo dưỡng không được coi trọng. Thêm vào đó là các nhà máy đều sử dụng công nghệ lạc hậu,công suất thiết kế không phù hợp để vận hành, vị trí đặt nhà máy lại không hợp lý, dẫn tới các nhà máy mang lại hiệu quả không cao. Nhiều nhà máy cấp nước sạch trên địa bàn đã tạm dừng hoạt động, hoặc hoạt động theo kiểu cầm
Thêm bao nhiêu cái mấy năm để nước sạch phủ kín toàn huyện
Giải pháp căn bản cho vấn đề nước sạch khu vực nông thôn ở xã còn lại thuộc huyện Hưng Nguyên, nhất là các xã nằm dọc dòng sông Lam. Nhà nước đứng ra đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch tập trung. Để dự án được gọi là thành công, dân có nước sạch để dùng, nhà nước thu hồi được vốn đầu tư. Đòi hỏi phải làm kỹ càng ở tất cả các khâu, từ khâu khảo sát, địa điểm đặt nhà máy, đảm bảo cho việc thuận lợi tiếp cận nguồn nước thô. Công suất nhà máy phù hợp với việc gia tăng dân số trong thời gian tới. Đồng thời sử dụng đến công nghệ tiên tiến để sản xuất nước sạch đảm bảo tính bền vững và lâu dài. Ngoài ra chính quyền các cấp, trải thảm đỏ thu hút đầu nhưng đừng thêm lớp đinh dưới thảm đỏ. Có như vậy mới thu hút đượ các nhà đầu tư có tầm và tâm về xây dựng nhà máy có tầm vĩ mô. Đáp ứng được việc phủ nước sạch cho hơn 50% hộ dân còn lại, sử dụng ổn định và lâu dài. Tránh tình trạng đầu tư, xây dựng xong đắp chiếu nằm đó như các nhà máy nước khác trên địa bàn. Trong đó nhà máy nước ở Hưng Thông là một minh chứng rõ ràng, cho việc bất hợp lý khi đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn nhà nước. Tiền tỉ đổ ra đầu tư xây dựng, đổi lại tính hiệu quả bằng con số không. Người dân, thậm chí dân Hưng Thông vẫn dài cổ chờ nước sạch. Vậy mà, tuyệt nhiên không có một vị nào đứng ra hoặc bị lôi ra chịu trách nhiệm, có chăng chỉ là chung chung, sau đó hòa cả làng.
Từ trao đổi với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên cùng với các nguồn tin khác, hơn 50% hộ dân còn lại sẽ được phủ nước sạch, nhưng phải chờ vài năm nữa. Được biết, trong một vài năm tới Hưng Nguyên sẽ có một nhà máy sản xuất nước sạch với công suất lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để xây dựng được vay từ Ngân hàng Thế giới (WB). Nhà máy sẽ cấp nước cho toàn bộ khu vực dân cư còn lại và cấp nước thô cho nhà máy nước Hưng Thông. Địa điểm đắt nhà máy theo khảo sát ban đầu đặt tại xã Xuân Lam, dùng nguồn nước Sông Lam làm nguồn nước đầu vào. Tuy nhiên dự án này mới chỉ nằm trên giấy, đang ở giai đoạn khảo sát. Đồng nghĩa với việc, từ giờ đến lúc xây dựng và đi vào vận hành dân phải chờ thêm vài năm nữa. 50% dân số Hưng Nguyên còn phải chịu cảnh sử dụng nước mưa, giếng khoan, giếng đào ngần ấy năm. Vài năm sau, sẽ có nước sạch dùng, đó là mọi việc thuận lợi. Nếu một khâu nhỏ trong rất nhiều công đoạn để xây dựng nhà máy nước sạch mà chính quyền các cấp làm không đúng các quy định pháp lý, nhất là khi dự án sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng WB. Mọi việc không thuận lợi dù bắt nguồn từ lý do khách quan hay chủ quan, khi đó người dân sẽ lại chờ và chờ.
Bản chất, ý nghĩa, mục tiêu của phong trào xây dựng NTM là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Việc hơn 50% dân số huyện Hưng Nguyên vẫn phải sử dụng nước mưa, giếng khoan, giếng đào chứa đựng nhiều nguy cơ gây ra bệnh tật là trách nhiệm của chính quyền các cấp. Việc thiếu nước sinh hoạt đến nỗi người dân phải tự ý khai thác nước ngầm diễn ra ở Hưng Nghĩa - Hưng Nguyên, Nghệ An, bên cạnh trách nhiệm của người dân, còn có trách nhiệm của chính quyền các cấp.
Ngọc Giáp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Hưng Nhân /
- Hưng Châu /
- Hưng Thanh /
- Xuân Lam /
- Hưng Lĩnh /
- Hưng Nghĩa /
- xã Long Xá /
- Hưng Nguyên /
- nước sạch /
- nông thôn mới /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển
DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.
Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long
DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...