Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: cần một góc nhìn toàn diện
17:32 | 04/04/2023
DNTH: Trước đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế đặc biệt với lý do đây là thức uống gây bệnh thừa cân, béo phì, nhiều ý kiến quan ngại rằng liệu đã có đủ cơ sở và luận chứng thuyết phục cho thấy việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) giảm tỉ lệ thừa cân béo phì? Liệu đồ uống có đường có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch, để lấy đó làm căn cứ đưa vào diện chịu thuế này?
Trong dự thảo sửa đổi Luật thuế TTĐB có nội dung đề xuất “bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn… vào các mặt hàng chịu thuế TTĐB”. Mục tiêu chính của đề xuất này theo Bộ Tài chính là bảo vệ sức khỏe người dân, do tác hại của tình trạnh thừa cân, béo phì và một số bệnh khác.
Trước các vấn đề trên, nhiều chuyên gia cho rằng chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường mà đồ uống có đường không phải là nguyên nhân chính.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh Dưỡng: thừa cân béo phì liên quan tới mất cân bằng giữa nạp năng lượng vào và tiêu hao, vận động thể lực ít hay nhiều. Nguyên nhân thừa cân béo phì đến từ sự ít vận động, sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, đạm, đồ ăn nhanh, thực phẩm có chứa đường…
Theo thống kê/nghiên cứu của Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế, nhóm học sinh thành thị có tỉ lệ thừa cân béo phì cao hơn nhóm học sinh nông thôn (41,9% với 17,8%) nhưng lại có tỉ lệ tiêu thụ nước ngọt thấp hơn (lần lượt là 16,1% và 21,6%). Ngoài ra, so với nước ngọt, trẻ em tiêu thụ các sản phẩm có đường khác như bánh kẹo, kem, chè… nhiều hơn (51,1% ở khu vực thành thị và 56,4% ở khu vực nông thôn).
Ông Đỗ Thái Vương, đại diện Tiểu ban Nước giải khát - Hiệp hội Bia, Rượu, Nước Giải Khát Việt Nam cho biết: “chúng tôi thực sự quan ngại về đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Hiện nay, chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh rằng, việc áp thuế TTĐB với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là trong bối cảnh có rất nhiều loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo cao tồn tại trên thị trường.”
Việc áp dụng mức thuế mới đối với đồ uống có đường sẽ kéo theo nhu cầu về các sản phẩm nước giải khát đường phố, các sản phẩm có đường như kem, chè, bánh ngọt… cũng chứa lượng đường cao, khó đạt mục tiêu “chống béo phì” ban đầu. Do đó, nếu chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường thì không chỉ không giúp cho việc giải quyết vấn đề thừa cân béo phì, mà còn tạo ra một chính sách thuế mang tính phân biệt.
Trên thế giới, hiện mới chỉ có một số quốc gia đánh thuế TTĐB đối với nước giải khát bổ sung đường nhưng cũng chưa có bất kỳ thống kê hoặc nghiên cứu nào cho thấy việc đánh thuế này đem lại hiệu quả trong việc giảm tình trạng béo phì. Tại một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan, Mê-hi-cô, tỉ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, sau khi các quốc gia này áp thuế đối với đồ uống có đường. Một số quốc gia từng đánh thuế đối với sản phẩm này nhưng rồi bãi bỏ hoặc giảm thuế suất vì không hiệu quả và những tổn thất kinh tế gây ra quá lớn, như: Đan Mạch, Indonexia, Nam Phi ….
Tăng thuế có đem lại lợi ích cho nền kinh tế?
Trong khi hiệu quả của việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường với mục tiêu giảm tình trạng béo phì vẫn còn chưa rõ ràng thì ảnh hưởng có nó lên các vấn đề kinh tế cũng cần phải được xem xét một cách toàn diện.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương về tác động của dự luật thuế sửa đổi liên quan đến nước giải khát có đường đến kinh tế - xã hội năm 2018 đã chỉ ra rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhóm ngành nước giải khát có đường tác động tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội lớn hơn nhiều so với mức thuế mà Bộ Tài chính có thể thu về cho ngân sách Nhà nước. Nó không chỉ ảnh hưởng nặng nề đối với ngành nước giải khát mà còn gây ra những hệ lụy không mong muốn đối với các ngành kinh tế khác có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì… cũng như cả nền kinh tế.
Cụ thể, theo tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, doanh thu từ thuế gián thu có thể giúp tăng thêm cho ngân sách Nhà nước khoảng 1.975 tỷ đồng, nhưng tác động của việc áp thuế TTĐB sẽ khiến doanh thu và sản lượng của ngành nước giải khát giảm 3.928 tỷ đồng, dẫn tới doanh thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ giảm theo.
Ngoài ra, các tác động về xã hội như công ăn, việc làm của người lao động cũng có thể bị ảnh hưởng. Dự kiến, việc đánh thuế sẽ tác động tiêu cực đến số lượng lao động rất lớn trong ngành nước giải khát và ngành mía đường. Chỉ xét riêng về các doanh nghiệp nước giải khát, mỗi doanh nghiệp nước giải khát có quy mô tổng số lao động lên tới gần 3.000 - 4.000 người, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng lên đến 9.000 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh sản phẩm lên tới 1 triệu hộ.
Về ngành mía đường, việc đánh thuế còn tác động tiêu cực tới sinh kế của 337.000 hộ gia đình trồng mía. Ngành mía đường vốn cũng đang phải đối mặt với đường nhập lậu, mức độ cơ giới hoá thấp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, hệ quả việc áp thuế còn kéo theo tác động lan tỏa tới 20 ngành khác trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là ngành mía đường, ngành bao bì, bán lẻ, vận tải…. kéo theo cả GDP của nền kinh tế giảm.
Xét tổng thể, giá trị tăng thêm của cả nền kinh tế ước tính có thể giảm 0.14%, GDP giảm 0.12%, thu nhập từ sản xuất của cả nền kinh tế giảm 0.16%, thặng dư sản xuất giảm 0.10%, lao động giảm 0.11% và do đó ở chu kỳ sản xuất sau thu ngân sách từ thuế gián thu có thể giảm khoảng từ 0.07% - 0.09%.
Hiện ngành đồ uống có doanh thu 200.000 tỷ đồng/năm, đóng góp gần 60.000 tỷ đồng/năm vào ngân sách Nhà nước (khoảng 3.2% tổng thu ngân sách Nhà nước), tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, tạo tác động lan tỏa khi thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị: nông nghiệp, kho vận, cơ khí, hóa sinh, bao bì, dịch vụ… do đó, một sắc thuế ảnh hưởng đến ngành này cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của thay đổi đề xuất, bao gồm các tác động lan tỏa với nền kinh tế, trước khi thay đổi luật. Cơ quan soạn thảo cần tiến hành đánh giá đầy đủ những tác động dự kiến về kinh tế - xã hội một cách toàn diện hơn, bao gồm không chỉ những phân tích mang tính định tính mà còn cần có cả những số liệu mang tính định lượng để có thể cân đối được lợi ích - chi phí của chính sách, nhằm đưa ra những lựa chọn tối ưu.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh khó khăn chung về sản xuất kinh doanh như hiện nay không nên có bất cứ thay đổi nào về chính sách để ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bởi họ đang phải gồng mình với hàng loạt khó khăn như tình tình bất ổn, lãi suất và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Phú Tâm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- đồ uống có đường /
- Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB
DNTH: Từ nay đến hết ngày 28/2/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là...
Nhựa Nam Anh - Lựa chọn hàng đầu cho mái nhà phồn vinh
DNTH: Công ty cổ phần Nam Anh Plastic là đơn vị sản xuất & phân phối tấm nhựa kính Polycarbonate (hay còn gọi là tấm nhựa lấy sáng, tấm nhựa thông minh, tấm polycarbonate…) sản phẩm được sản xuất từ 100% hạt nhựa nguyên sinh Polycarbonate...
4 loại rau là "ổ chứa" giun sán, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
DNTH: Các loại rau thủy sinh giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng chứa ấu trùng sán nếu sinh trưởng trong nguồn nước ô nhiễm.
Đi hơn 25.000km, chủ xe VinFast VF 6 khẳng định “tiết kiệm gấp 4 lần xe máy”
DNTH: Anh Lê Đức, sống tại Hà Nội, chọn VF 6 là chiếc xe đầu tiên trong đời sau khi đã trải nghiệm nhiều dòng xe xăng cùng phân khúc. Chiếc VF 6 với anh là mẫu xe “chất” nhất phân khúc cả về trang bị, cảm giác lái và khả năng tiết...
Người dân Hà Nội chuẩn bị lương thực, thực phẩm tránh bão
DNTH: Do lo ngại cơn bão số 3 đổ về gây mưa to nên nhiều người dân Hà Nội đã chủ động mua tích trữ rau xanh, thực phẩm cá thịt khiến cho các mặt hàng này sáng nay đắt khách, giá cả có tăng nhẹ. Bên cạnh những bà nội trợ có tâm...
Giảm 50% trên Gojek và Xanh SM khi dùng Thẻ trả góp Muadee
DNTH: Thanh toán các dịch vụ đi lại, ăn uống bằng thẻ trả góp Muadee trên Gojek và Xanh SM, khách hàng không cần trả trước, được trả góp 3 kỳ, không lãi suất mà còn nhận được ưu đãi độc quyền vô cùng hấp dẫn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...