Đào, mận, táo Trung Quốc lại ồ ạt nhập vào Việt Nam

14:27 | 07/08/2019

DNTH: Mỗi ngày người Việt bỏ ra hơn 127 tỉ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sáu tháng đầu năm 2019 kim ngạch nhập rau quả cả nước đạt hơn 990 triệu USD (tương đương gần 22.800 tỉ đồng), tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân, mỗi ngày người Việt bỏ ra hơn 127 tỉ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu.

Đáng chú ý, sau nhiều năm nhập khẩu giảm thì sáu tháng đầu năm 2019, rau quả từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam lại tăng mạnh. Hiện rau quả nhập khẩu nhiều nhất từ Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 628 triệu USD, chiếm 63% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt 407 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập từ Trung Quốc 220 triệu USD, tăng 54%.

Từ Thái Lan, chủ yếu là hoa quả như xoài, chôm chôm, thanh long, mít, sầu riêng, nhãn. Từ Trung Quốc loại rau được nhập vào nhiều hơn như bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ, khoai tây; các loại hoa quả đầu mùa là mận, táo, lê, dưa vàng, lựu, nho và quýt siêu ngọt.

Đào, mận, táo Trung Quốc lại ồ ạt nhập vào Việt Nam - ảnh 1
Nhiều loại trái cây Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Các sản phẩm nhập khẩu theo nhiều cách khác nhau, từ Thái Lan chủ yếu qua đường vận chuyển chính ngạch từ các doanh nghiệp phân phối Thái có mặt tại Việt Nam ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Ngoài ra, hiện có một lượng lớn rau quả Thái đã len lỏi ra các chợ truyền thống, chợ vỉa hè, với giá bán nhiều loại rẻ hơn rau quả cùng loại tại Việt Nam.

Đường đi của rau quả Trung Quốc phần lớn là tiểu ngạch, bán đổ sang các chợ đầu mối và được thương lái Việt Nam xé lẻ về các chợ nhỏ lẻ. Hoa quả Trung Quốc xuất hiện hầu khắp các chợ Việt, len lỏi đến các vùng nông thôn và có giá rất rẻ. Ngoài các loại táo, nho, lê, dưa có quanh năm, thì các loại đào như đào lông, đào trơn, đào tiên, đào mỏ quạ... cũng đang đổ về, phủ sóng khắp các chợ.

 

 

Theo QUANG HUY/PLO

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN