‘Đầu đi chân ở lại’

16:23 | 29/02/2020

DNTH: Việc tách nhập các cơ quan nhà nước đã được tiến hành nhiều lần, có thành công và có thất bại, thậm chí có trường hợp “tách ra rồi lại nhập vào’ vì khi thực hiện chủ trương không được bàn bạc thấu đáo, không có nhiều phương án lựa chọn, ra quyết định khi chưa có đủ căn cứ khoa học.

duong-sat

Một trường hợp điển hình đang nổi lên hiện nay liên quan đến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). VNR vốn trực thuộc Bộ GTVT, hiện đã được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV VNR, từ năm 2019, VNR không còn là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT mà chuyển sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nên theo quy định của Luật Ngân sách, Bộ GTVT không thể giao vốn dự toán ngân sách bảo trì cho VNR như trước kia (không giao vốn cho đơn vị ngoài ngành) nên năm 2020, VNR không thể ký hợp đồng đặt hàng với 20 đơn vị bảo trì như những năm trước, khiến các doanh nghiệp bảo trì không có tiền trả lương cho hơn 11.000 lao động toàn ngành, mặc dù tiền lương mỗi tháng khoảng 4-5 triệu đồng. 

VNR được giao quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, nhưng khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì chỉ chuyển doanh nghiệp, còn hạ tầng vẫn do Bộ GTVT quản lý, dẫn đến tình trạng "đầu đi, chân ở lại".

Để tháo gỡ, đầu tháng 2/2020, Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng xem xét, quyết định cho phép Bộ giao dự toán quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho VNR. Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết đã nhận được báo cáo của Bộ GTVT và "Chính phủ đang xem xét, đây là vấn đề phải xử lý ngay".

Bình luận về vấn đề “đầu đi, chân ở lại” liên quan đến VNR, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (Bộ KH&ĐT) cho biết, trước đây, Bộ KH&ĐT trình mô hình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là tổ chức đầu tư chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước. TS. Nguyễn Đình Cung chính là một trong những thành viên ban soạn thảo đề án thành lập Ủy ban này.

Theo ông Cung, chủ trương trước đây khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, VNR sẽ tách phần công ích ra khỏi phần kinh doanh. Phần công ích này nên mang ra đấu thầu chứ không nhất thiết phải quay về trực thuộc Bộ GTVT quản lý. Bởi Nhà nước vẫn có cơ chế và cho đấu thầu phần công ích này chứ Nhà nước không chỉ giao nhiệm vụ.

Ông Cung cho rằng, lãnh đạo VNR không nên xin chủ trương quay về Bộ GTVT. Tại sao đường bộ, đường thủy cũng của nhà nước mà tư nhân làm được, tư nhân chạy được. Ngành đường sắt phải suy nghĩ, tư duy là làm sao chạy tàu và khai thác chạy tàu thế nào để tạo ra nhiều tiền nhất. Đường sắt phải thay đổi để cạnh tranh được với đường bộ và hàng không.

Từ vướng mắc của VNR, TS. Nguyễn Đình Cung chỉ ra thực trạng, thời gian qua, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã không làm đúng bản chất của mình lúc mới thành lập. Đó là sự dùng dằng trong chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Đây mới là mấu chốt khiến việc thiết kế Ủy ban này không đúng với bản chất.

Theo ông Cung, vai trò của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không phải dự án đầu tư mà là giao mục tiêu (như tỷ lệ sinh lời, hệ số tài chính, cải thiện năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh…) để doanh nghiệp thực hiện, chứ không phải đi giao từng dự án. Ủy ban phải làm như thế, còn đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào là quyết định của doanh nghiệp. Ủy ban không phải nơi thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Thực tế, sau khi chuyển từ các bộ chủ quản về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước lớn vướng hàng loạt khó khăn, thậm chí có nguy cơ dừng hoạt động. Thậm chí, một số DNNN xin chuyển về bộ chủ quản như trước kia.

Với mục tiêu tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện quyền sở hữu tại doanh nghiệp nhà nước, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập dựa trên đề án của  Bộ KH&ĐT. Tuy nhiên, kể từ khi 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hàng loạt vấn đề đã phát sinh nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm nên mới xảy ra tình trạng "đầu đi chân ở lại" như trường hợp của VNR.

Theo https://nhadautu.vn/cafe-cuoi-tuan-dau-di-chan-o-lai-d34258.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN