Đấu thầu lại hơn 180.000 tấn gạo dự trữ quốc gia

17:12 | 17/04/2020

DNTH: Từ ngày 17/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước phát hồ sơ trên hệ thống tổ chức đấu thầu lại 182.300 tấn gạo đưa vào dự trữ quốc gia. Trong số này có hơn 178.000 tấn gạo đã đấu thầu tháng trước với 28 doanh nghiệp trúng thầu nhưng phần lớn đã không ký hợp đồng để bàn giao gạo.

Tổ chức đấu thầu lại 180.000 tấn gạo dự trữ vì bị doanh nghiệp “xù”

Tổ chức đấu thầu lại 180.000 tấn gạo dự trữ vì bị doanh nghiệp hủy bàn giao

Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết mới chỉ ký hợp đồng được 7.700 tấn (đã nhập kho 3.280 tấn). Trong đó, 2 doanh nghiệp ký đủ số lượng gạo đã trúng thầu, 2 doanh nghiệp ký một phần số đã trúng thầu, còn lại 24 doanh nghiệp đã từ chối ký hợp đồng.

Theo Tổng cục Hải quan, có 4 đơn vị đã trúng thầu dự trữ quốc gia gạo với Tổng cục Dự trữ Nhà nước nhưng lại từ chối ký hợp đồng để giao gạo. Đến khi Thủ tướng cho nối lại xuất khẩu gạo, hải quan cho mở tờ khai xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn, 4 đơn vị này lại đăng ký xuất khẩu đến hàng nghìn tấn.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước dự kiến hoàn thành nhập kho hơn 180.000 tấn gạo trong tháng 6, chậm hơn kế hoạch ban đầu 15-30 ngày. Đại diện Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng nhấn mạnh, việc các doanh nghiệp bỏ thầu lần này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu mua dự trữ gạo quốc gia hiện nay.

Theo Luật Đấu thầu, 24 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng sẽ bị thu số tiền bảo đảm dự thầu, khoảng 1-3% theo quy mô, giá trị gói thầu, để nộp ngân sách nhà nước. Hiện tại, Luật Đấu thấu và các văn hướng dẫn thi hành không có chế tài nào xử lý khác nên các doanh nghiệp này vẫn có thể tham gia đợt đấu thầu mới vào tháng 5.

Do vậy, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu thầu để quy định mức đảm bảo dự thầu cao hơn hoặc thêm chế tài xử lý khác. "Mức thu số tiền đảm bảo dự thầu bằng 1-3% giá trị gói thầu chưa đủ ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu khi thị trường có biến động tăng giá cao", cơ quan này lý giải.

Vương Hằng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN