Đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch bền vững - cuộc chơi đầy thử thách

09:41 | 12/12/2018

DNTH: Tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm thực sự vẫn là bài toán đầy hóc búa dành cho những nhà đầu tư muốn dấn thân vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản sạch. Lựa chọn thu mua nông sản hay tự sản xuất theo quy trình chuẩn đảm bảo chất lượng vẫn còn là câu chuyện bỏ ngỏ đầy thử thách, liệu cuộc chơi này sẽ là "mỏ vàng" hay "hang hổ"?

Ngã rẽ đầu tư: Thu mua hay tự sản xuất  

Đầu tư vào nông sản sạch có lẽ không phải là câu chuyện mới mẻ, bởi thị trường tiềm năng này từ lâu đã được quan tâm, khai thác. Song lựa chọn hướng đi nào lại tùy thuộc vào tư duy và tầm nhìn của mỗi nhà đầu tư. Ngay cả các ông lớn như Walmart hay Target cũng đều rất cân nhắc phương hướng phát triển của doanh nghiệp mình.

Đầu tư sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam - cuộc chơi đầy thử thách?!
Đầu tư sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam - cuộc chơi đầy thử thách?!

Năm 2010, Walmart đưa ra cam kết phát triển nông nghiệp bền vững trên quy mô toàn cầu. Cách làm của họ là hỗ trợ tiêu thụ nông sản đầu ra cho các hộ nông nghiệp; cung cấp đào tạo kỹ năng chuyên môn cho 1 triệu nông dân và công nhân nông nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Đây là một chiến lược thu mua thông minh của Walmart, khi vừa tối ưu chi phí đầu vào của nông sản, vừa giúp tăng thu nhập của nông dân từ 10 - 15% so với trước đây, đồng thời đạt được cả mục tiêu kinh doanh lẫn trách nhiệm xã hội.

Tóm lại, chiến lược của Walmart là tăng cường việc bán các sản phẩm có nguồn gốc địa phương và đẩy mạnh thu mua tại các thị trường nông nghiệp chi phí thấp. Tập đoàn này chính là nguồn thu mua nông sản lớn nhất nước Mỹ hiện nay.

Trái ngược với Walmart, chuỗi siêu thị Target lại chọn hướng đi khác có phần chông gai hơn: Tự sản xuất nông sản. Tháng 1/2016, Target giới thiệu bộ phận nghiên cứu có tên Food + Future CoLab, là sự hợp tác giữa Target với công ty thiết kế Ideo và MIT Media Lab.

Hướng đi của Target trong việc tự cung ứng nông sản dù đảm bảo chất lượng sản phẩm cao hơn nhưng không hề đơn giản. Nếu so sánh với cách làm của Walmart, đây là một hành trình vô cùng thách thức, bởi chiến lược này đòi hỏi dòng vốn cao, chi phí nghiên cứu phát triển, cơ sở vật chất từ trang trại đến nhân công để thực hiện. Trong khi đó nếu chỉ đóng vai trò là người thu mua như Walmart và tận dụng nguồn lực sẵn có từ các hộ nông nghiệp thì bài toán trở nên đơn giản hơn nhiều.

Cũng giống như của Walmart, hiện phần lớn các nhà bán lẻ tại Việt Nam chọn cách làm dễ hơn là thu mua nông sản, thay vì tự phát triển sản xuất bởi những rào cản về nguồn lực, bất chấp các rủi ro về chất lượng do cách thức quản lý sản xuất nông sản sạch ở Việt Nam còn chưa chặt chẽ. Tuy nhiên, thu mua hay tự sản xuất, hình thức nào ưu việt hơn thì là điều mà chưa ai dám khẳng định.

Sinh lời từ đầu tư nông nghiệp: có dễ dàng?

Theo thống kê cho thấy, mức tiêu thụ trung bình của mỗi người dân tại Việt Nam là 78 kg nông sản/năm và mức tăng trưởng 10% mỗi năm trong khi khi diện tích sản xuất rau an toàn quy mô lớn mới chỉ chiếm 8 - 8,5% tổng diện tích trồng rau trên cả nước.Thị trường nông sản sạch cho thấy tiềm năng phát triển lớn nhưng lại không phải là “mỏ vàng” dễ khai thác.

Đầu tư sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam - cuộc chơi đầy thử thách?!

Nông trường công nghệ cao VinEco Nam Hội An – một trong những nông trường hiện đại nhất Việt Nam hiện nay

Năm 2015, VinEco - dự án nông nghiệp của tập đoàn Vingroup ra mắt nhằm cung ứng nông sản cho hệ thống bán lẻ VinMart & VinMart+. Một đại gia ngành thép cũng manh nha đặt chân vào ngành nông nghiệp bằng việc thành lập công ty thức ăn chăn nuôi. Một số doanh nghiệp cũng tuyên bố đầu tư gia nhập thị trường nông sản sạch như tập đoàn T&T, tập đoàn TH, Geleximco, FPT… song chưa có động thái đầu tư lớn bởi việc đầu tư nghiêm túc cho sản xuất nông nghiệp sạch đòi hỏi nguồn vốn và công sức khổng lồ, trong khi khả năng sinh lời lớn là không có.

Nếu so sánh với thế giới, có thể thấy chiến lược kinh doanh nông sản của hệ thống bán lẻ VinMart& VinMart+ là sự kết hợp khéo léo giữa Walmart và Target. Theo đó, phần lớn nguồn nông sản sạchcủa hệ thống này được cung ứng bởi 14 nông trường công nghệ cao VinEco và phần còn lại đến từ các hợp tác xã, các hộ nông dân liên kết với VinEco. Các sản phẩm nông sản thu mua từ các hộ nông dân đều được kiểm tra tại chuỗi 33 trạm, phòng lab kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm của VinMart & VinMart+. Nếu đạt tiêu chuẩn đầu vào, các nông sản này sẽ được VinMart & VinMart+ hỗ trợ tiêu thụ với lợi nhuận 0 đồng.

Thống kê từ báo cáo riêng của VinEco cho thấy, mỗi tháng, thương hiệu này cung cấp cho thị trường hơn 3.000 tấn nông sản với hơn 200 chủng loại, phân phối độc quyền qua hệ thống bán lẻ gần 100 siêu thị VinMart và hơn 1.500 cửa hàng VinMart. Tuy nhiên, sau gần 3 năm làm nông nghiệp, báo cáo tài chính quý II/2018 của Vingroup cho thấy, doanh thu từ bán hàng nông nghiệp, dịch vụ tư vấn… tăng gấp rưỡi nhưng với giá vốn đầu tư ban đầu vào VinEco quá cao nên hiện mảng kinh doanh nông nghiệp vẫn đang lỗ.

Đầu tư sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam - cuộc chơi đầy thử thách?!
Đầu tư sản xuất nông sản sạch hướng tới phát triển bền vững 

Nếu lựa chọn tự sản xuất nông sản kết hợp với việc liên kết hộ nông dân với hợp tác xã dưới sự kiểm soát chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng thì các nhà đầu tư không chỉ vừa đảm bảo được nguồn cung nông sản sạch, an toàn mà còn tạo điều kiện khuyến khích, gắn kết các đơn vị sản xuất đồng thời tiến tới mục tiêu xây dựng mô hình nông nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam. Mà để thực hiện để mục tiêu lớn lao này cần phải có chiến lược lâu dài và tầm nhìn dài hạn, còn từng cá nhân nhà đầu tư riêng lẻ, nhất là những đơn vị chú trọng món lợi nhỏ trước mắt sẽ khó lòng thực hiện được. 

 Thủy Nguyên (Thương Trường T/H)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN