Đây là cách nông dân Bình Phước sống khỏe, ngày càng có thu nhập cao, xuất hiện nhiều tỷ phú
12:49 | 07/12/2024
DNTH: Những tỷ phú nông dân, triệu phú nông dân ở Bình Phước ban đầu mò mẫm như người đi lạc trong sa mạc để tìm đường ra. Vấp váp, thất bại…họ đều trải qua. Nhưng từ khi học được “bí kíp” trong chăn nuôi, trồng trọt, các nông dân ở tỉnh Bình Phước không chỉ đổi thay nhận thức; hơn thế, thu nhập của gia đình họ cũng khấm khá...
Từ cái đệm lót sinh học, mở trang trại nuôi cả ngàn con
Anh Lưu Văn Bình (trú ấp 54, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) kể rằng: "Trước đây, nuôi heo theo kiểu cũ, tôi phải rửa chuồng, hốt phân hàng ngày. Thế mà chuồng vẫn hôi, lại cực thân vô kể. Từ ngày chuyển sang dùng đệm lót sinh học, khỏe re, heo chóng lớn mà chuồng không còn hôi hám; trong khi đó, có thừa phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Lợi đủ đường".
Thật vậy, cái ý tưởng dùng đệm lót sinh học trong chuồng trại chăn nuôi là từ cán bộ khuyến nông chỉ bảo. Tin tưởng, anh Bình mạnh dạng thành lập luôn trang trại, mở rộng việc chăn nuôi. Việc sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi, có tác dụng giảm được mùi hôi, hạn chế các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường nông thôn.
Ngoài ra, sử dụng phương pháp này trong chăn nuôi còn giúp vật nuôi phát triển tốt, xuất chuồng sớm, hạn chế dịch bệnh nguy hiểm trong quá trình chăn nuôi, góp phần mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao.
Hiện trang trại chăn nuôi bò, dê và trồng có của anh Lưu Văn Bình ấp 54, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh. Trang trại có hơn 1.100 con dê bo, heo và 100 con bò giống 3B. Anh Bình đã chú trọng 3 yếu tố: giống mới, xử lý môi trường và tận dụng nguồn chất thải, phế phụ phẩm để tái sử dụng hiệu quả.
Để thực hiện mô hình này, anh Bình đã đầu tư khoảng 10 tỷ đồng xây dựng chuồng trại với tổng diện tích 3.500m2, chuồng chia thành 5 gian sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo môi trường. Xung quanh, anh cải tạo đất trồng cỏ voi để làm thức ăn chăn nuôi.
Hằng ngày, toàn bộ chất thải từ chăn nuôi được anh xử lý bằng cách kết hợp các thành phần, gồm: men, mùn cưa, trấu, cám gạo… để khử hoàn toàn mùi hôi, sau đó đem bón cho cỏ, cây ăn trái. Khi được thu hoạch, loại cây trồng này làm thức ăn chính cho bò, dê. Theo anh Bình, từ khi áp dụng mô hình này, hiệu quả kinh tế thấy rõ. Mỗi năm, anh Bình xuất bán hơn 50 tấn dê thịt và 30 tấn bò thịt, thu lợi hàng trăm triệu đồng. Riêng tiền nhân công phụ việc mỗi tháng, đã tiết kiệm được khoảng 15- 20 triệu đồng, nhờ áp dụng đệm lót sinh học.
Năng suất cao su, điều thăng hoa, nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật
Với anh Điểu Trinh (người dân tộc S’tiêng), ngụ ấp Thuận Tiến, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, cũng là nông dân điển hình "sống khỏe" hiện nay, nhờ mạnh dạn thay đổi tư duy, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Gia đình anh Trinh có 8ha đất trồng điều và cao su.Năm 2024 là năm thứ ba liên tiếp, cây điều ở tỉnh Bình Phước bị mất mùa. Năng suất các vườn điều giảm ít nhất từ 20 - 30%, nhiều thì 70 đến 80%.
Thế nhưng, vườn điều gia đình anh Điểu Trinh vẫn đạt năng suất 2,5 tấn/ha. Anh Điểu Trinh cho biết: "Cây điều nếu được chăm sóc hợp lí thì năng suất sẽ cao. Nếu không, đến mùa, cây vẫn ra hoa kết trái, nhưng năng suất kém hơn.
Cây điều hết sức mẫn cảm với thời tiết. Ba năm trở lại đây, lúc ra hoa đều gặp mưa trái mùa, nên không thể kết trái mà khô dần rồi rụng đi. Năm nay thời tiết khắc nghiệt hơn, kèm theo sương muối, sâu bệnh dễ phát triển gây hại càng khiến năng suất điều giảm mạnh".
Vì vậy, anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn khuyến nông và tham khảo những mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng.
"Trước đây, người trồng điều chủ yếu dựa vào thời tiết, ít áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật, nên không có nhiều kinh nghiệm ứng phó với sâu, bệnh. Đặc điểm của cây điều là cho hoa nhiều đợt, do đó, sau những cơn mưa trái mùa, rất dễ phát sinh nấm, bệnh thán thư và các loại sâu bọ tấn công gây khô cành, khô bông. Nếu không kịp thời chữa trị thì mùa điều thất thu là khó tránh khỏi" - anh Trinh nói.
Do đó, anh thường xuyên theo dõi vườn điều để phát hiện, nhận biết bệnh sớm, chữa trị kịp thời. Để điều trị bệnh, cần phun thuốc kết hợp các biện pháp canh tác khác như tỉa cành tạo tán, xông khói, dọn cỏ, chăm bón hợp lý. Ở thời kỳ điều ra bông, nếu gặp mưa nhiều sẽ khiến các chùm bông bị ngậm nước, sau đó gặp nắng sẽ héo khô. Đây cũng là giai đoạn bông điều dễ bị nấm, phát sinh sâu bệnh, do đó phải thường xuyên thăm vườn để chữa trị kịp thời cho cây.
Bên cạnh đó, anh còn duy trì 4 ha cao su, theo anh Trinh: Cây cao su phải thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý, thì cây mới phát triển tốt. Anh thường xuyên dọn dẹp vườn sạch sẽ, mỗi năm bón phân 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Vào giữa mùa mưa, cây cao su hay bị bệnh nấm hồng, bọ trĩ nên phải xịt thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, người nông dân phải thường xuyên bám sát vườn cao su nếu phát hiện bệnh là phải điều trị kịp thời không để lây lan trên diện rộng. Nhờ đó, vườn cao su và điều của gia đình anh Điểu Trinh luôn cho năng suất cao.
Năm 2023, anh Điểu Trinh thu lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng từ 8ha vườn điều và cao sau. Kinh tế ổn định, anh mua sắm được nhiều phương tiện, vật dụng đắt tiền như: ô tô, xe máy, tủ lạnh, máy giặt,… phục vụ đi lại và sinh hoạt cho cả gia đình.
Ông Hà Xuân Đỉnh - trưởng ấp Thuận Tiến, nói: "Gần 20 năm nay, anh Điểu Trinh luôn trung thành với cây điều, cao su, không chạy theo phong trào "trồng-chặt" rồi "chặt-trồng". Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, anh Trinh luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc cây, nên năng suất luôn đạt cao. Vì vậy, anh Điểu Trinh được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện nhiều năm liền".
Tại hội nghị tổng kết về công tác chuyển đổi số tỉnh Bình Phước, diễn ra trong tháng 10/2024 vừa qua, ông Phạm Thụy Luân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước - cho rằng: "Những doanh nghiệp, nông dân, HTX áp dụng chuyển đổi số áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất, đều cho năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cao hơn canh tác truyền thống.
Cùng với sự hình thành các chuỗi sản xuất, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp, nông dân trong tỉnh đã từng bước tạo nên vùng nguyên liệu, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao.
Bao lâu nay, tư duy làm nông nghiệp kiểu "xu thời", manh mún, nhỏ lẻ… là một trong những điểm yếu lớn nhất cản trở sự phát triển chung của toàn ngành nông nghiệp.
Trước thách thức, vận hội mới, nông dân trong tỉnh đang sẵn sàng tư duy mới để linh hoạt nắm bắt, đặc biệt là biết "nắm tay nhau" để tạo nên những thương hiệu chung cho nông sản Bình Phước đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới".
Nguồn: https://danviet.vn/day-la-cach-nong-dan-binh-phuoc-song-khoe-ngay-cang-co-thu-nhap-cao-xuat-hien-nhieu-ty-phu-20241206161059312.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Điểu Trinh /
- điều /
- áp dụng khoa học kỹ thuật /
- trang trại nuôi heo /
- đệm lót sinh học /
- Sống khoẻ /
- thu nhập hàng trăm triệu đồng /
- cao su /
- Bình Phước /
- tư duy /
- nông dân /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử
DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...