Đẩy mạnh thị trường trong nước: Hướng đi đúng cho vải thiều Bắc Giang
15:25 | 13/05/2020
DNTH: Hiện vải thiều Bắc Giang đang chịu sự cạnh tranh của vải Trung Quốc, việc xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Bởi vậy, đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều ở thị trường nội địa được cho là phương án hợp lý trong thời điểm này.
Đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều ở thị trường nội địa
Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đang làm việc với đại diện với nhiều tập đoàn lớn, hệ thống các siêu thị, chợ đầu mối nông sản ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn khác để tìm phương án tiêu thụ vải thiều hiệu quả cho người các chủ vườn tại Bắc Giang.
Đến nay, đã có Aoen, Central Group, Mega Market đã ký kết hợp đồng bao tiêu vải thiều cho các Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hùng Thảo, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn cầu và Hợp tác xã Hồng Xuân (Lục Ngạn) với số lượng dự kiến gần 1.000 tấn để xuất khẩu sang thị trường các nước Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Mỹ và các nước EU.
Năm nay, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang hơn 28,1 nghìn ha, sản lượng dự kiến khoảng 160 nghìn tấn. Theo đó vải sớm khoảng 6 nghìn ha, sản lượng khoảng 45 nghìn tấn; vải thiều chính vụ hơn 22,1 nghìn ha, dự kiến sản lượng khoảng 115 nghìn tấn. Thời gian qua, Bắc Giang đã mở rộng diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP lên 14,3 nghìn ha, GlobalGAP lên 80 ha. Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng có 200 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện vải đang trong giai đoạn đậu quả với tỷ lệ đậu cao, chất lượng vải thiều năm nay dự kiến cũng rất tốt. Vải sớm thu hoạch từ 20/5 đến 5/6, vải chính vụ thu hoạch từ 10/6.
Nhiều công ty lớn nhận tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Ảnh minh họa
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ vải thiều, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang Trần Quang Tấn cho biết, đơn vị đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát hoặc khi dịch bệnh ngày càng phức tạp.
Theo đó, thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là những thị trường chính. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục, giá vải và sản lượng xuất khẩu dự kiến giảm, Bắc Giang đẩy mạnh các biện pháp sơ chế, chế biến và bảo quản quả vải như sấy khô, ép nước… đồng thời, tiến hành xúc tiến trực tuyến.
Đáng nói, năm nay khoảng 70% lượng vải tươi chính vụ tại Trung Quốc được thu hái từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với mùa vải thiều Việt Nam. Chưa kể, nhờ thời tiết thuận lợi nên sản lượng vải thiều Trung Quốc dự báo sẽ ổn định trở lại, nguồn cung tăng. Điều này gây sức ép lên việc xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Mới đây Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) lại thông báo không thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật Nhật Bản sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020.
Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Sở Công Thương tỉnh Hải Dương và Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu quả vải tươi xuất khẩu lần đầu tiên sang Nhật Bản. Tuy nhiên trong trường hợp không thể thuyết phục được phía Nhật Bản, việc đẩy mạnh tiêu thụ vải ở thị trường trong nước chính là định hướng đúng đắn nhất trong thời điểm này.
Hà Linh
THSP
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế
DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.
Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh
DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...