Dịch chuyển giá trị thông qua “Giá và Lượng” (phần 1)

09:39 | 14/12/2019

DNTH: Gửi giá, gửi lượng là cụm từ thường được dân kinh doanh nhắc đến và sử dụng mỗi khi có cơ hội. Trạng thái để gửi giá là những hợp đồng lớn, có biên độ dao động về giá và lượng, đủ để hai bên chấp nhận thỏa thuận ăn chia trên phần chênh lệch giữa mua và bán.

Thông thường hoạt động gửi giá diễn ra giữa bên mua và bên bán, nhằm phối hợp với nhau để qua mặt người có quyền định đoạt sản phẩm, hay nói cách khác là qua mặt ông chủ, để đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp, tạo biên độ dao động về giá rộng hơn giữa giá mua và giá bán, nhằm chiếm đoạt một phần giá trị trong đó.

Ảnh minh họa

Gửi lượng là tình trạng đẩy số lượng hàng cao hơn quy chuẩn hoặc thấp hơn quy chuẩn nhằm tìm kiếm lợi ích trên phần chênh lệch đó. Gửi lượng thường phát sinh ở những loại hàng hóa có định lượng đã được ấn định trên loại sản phẩm đó, trước khi đưa ra thị trường.

Hoạt động gửi giá nếu diễn ra ở đầu mua hàng thì thường kéo giá thấp hơn giá thị trường và khi diễn ra ở đầu bán thì giá sẽ cao hơn thị trường. Tuy nhiên, gửi giá có thể làm giá trị hàng hóa tăng nhưng không làm thay đổi về mặt giá trị sử dụng của hàng hóa đó.

Với hoạt động gửi lượng, đa phần làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa đó giảm đi bởi sự thay đổi về chất lượng như trọng lượng, kích cỡ, tỷ lệ phần trăm hàm lượng các chất tạo nên sản phẩm đó. Từ những yếu tố trên, nếu hoạt động đó diễn ra thường xuyên, liên tục đối với một đối tượng cụ thể, lâu dài sẽ làm suy giảm tổng thể toàn bộ giá trị kết tinh từ hoạt động tích lũy trước đó, mà rõ nét nhất là trong các công trình xây dựng.

Hiện tượng gửi giá, gửi lượng thường diễn ra ở những môi trường có bộ máy quản lý lỏng lẻo, hoặc xuất phát từ sự thỏa thuận của những người nắm quyền chi phối cao nhất đến hàng hóa đó. Hoạt động này diễn ra phổ biến ở các công trình xây dựng, do nhà nước làm chủ đầu tư. Trong đó, sự chi phối làm phát sinh hoạt động gửi giá, gửi lượng của Ban quản lý dự án, bộ phận giám sát, nhà thầu… là chủ yếu.

Đã có những công trình trọng điểm Quốc gia với tổng mức đầu tư lên tới trên 34.000 tỷ đồng. Trong đó, để được cung cấp thép vào cho công trình, người bán phải chi cho Ban quản lý dự án 120 đồng/1kg. Ngoài ra, phía nhà thầu cũng nhận được một khoản gửi giá không hề nhỏ từ người bán thép.

Vậy giá trị đó đã đi từ đâu để về túi cá nhân? Biểu hiện rõ nhất là giá trị công trình bị đội lên rất nhiều so với giá trị được phê duyệt, hoặc nếu giá trị công trình không thay đổi thì nó đã bị rút ruột, từ những cái bắt tay, hoặc cố tình ngơ ngác trước luật pháp, của những nhóm lợi ích có quyền chi phối tới công trình đó.

Trên đây là một số phân tích từ hiện trạng thực tế và phổ biến hiện nay về việc gửi giá, gửi lượng, cũng như những dấu hiệu nhận biết sự thay đổi của giá trị và giá trị sử dụng, sau quá trình gửi giá, gửi lượng. Ở phần 2 chúng tôi sẽ đi vào chi tiết nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những nội dung, diễn biến trong từng vụ việc.

Vũ Chiến

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN