Dịch Corona hoành hành, doanh nghiệp trồng thanh long vùng vẫy tự cứu

14:38 | 10/02/2020

DNTH: Do ảnh hưởng của virus Corona, Trung Quốc ngưng nhập khẩu khiến giá thanh long xuống thấp. Nhiều doanh nghiệp và nhà vườn ở Việt Nam trồng loại quả này đang xoay nhiều cách để tự cứu mình.

Trong nỗ lực khống chế dịch dịch cúm Corona, Trung Quốc đã tiến hành đóng cửa khẩu với các quốc gia khác. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam, trong đó mặt hàng nông sản bị tác động nặng nề.

Gần đây, nhiều lô hàng thanh long của Việt Nam đang mắc kẹt tại của khẩu. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã hủy các đơn hàng với doanh nghiệp thanh long của Việt Nam. Giá thanh long từ mức 23.000 - 25.000 đồng/kg trước dịch cúm xuống chỉ còn vài nghìn đồng/kg.

Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước điêu đứng. Các doanh nghiệp xuất khẩu qua Trung Quốc không được, xuất sang các thị trường khác cũng không xong vì không phù hợp tiêu chuẩn chất lượng, nhiều doanh nghiệp và nhà vườn đã xoay xở, tự cứu mình.

Anh Châu Minh Chinh, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp R&D cho biết, hiện tại giá thanh long ruột đỏ Bình Thuận được thương lái thu mua tại vườn chỉ khoảng 10 nghìn đồng/kg. Với giá này mỗi kg doanh nghiệp sẽ lỗ từ 2 đến 3 nghìn đồng.

Không chấp nhận chịu lỗ, anh Chinh gom 10 tấn thanh long vừa mới thu hoạch vận chuyển vào TP. Hồ Chí Minh tìm cách tiêu thụ.

“Đa số là bán lẻ, mỗi kg tôi bán với giá 12.000 đồng, và đến hiện tại hơn phân nửa số thanh long trên đã được tiêu thụ. Chi phí đầu tư để cho mỗi kg là khoảng 9.000 đồng, nay thêm phí vận chuyển nên bán được với giá này chúng tôi sẽ không lỗ”, anh Chinh chia sẻ.

Lượng thanh long đưa vào TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ tăng cao trong những ngày qua. Ảnh: TRẦN HÙNG

Tuy vậy, không phải doanh nghiệp hay nhà vườn nào cũng may mắn thoát lỗ. Những ngày gần đây, giá thu mua thanh long tại vườn ở các tỉnh Miền Tây chỉ khoảng 5.000-7.000 đồng/kg. Và nhiều chủ vườn đã chấp nhận bán cho thương lái vì sợ rằng để lâu giá sẽ còn xuống thấp hơn nữa.

“Mỗi kg bán ra nông dân lỗ từ 2.000-3.000 đồng. Thà chấp nhận lỗ còn hơn, chứ neo lại chất lượng trái cũng sẽ không giữ được lâu. Giờ mong dịch bệnh sớm được khống chế để việc buôn bán trở lại như trước”, ông Võ Ngọc Diệp, nhà vườn tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết.

Đồng quan điểm với ông Diệp, anh Hồ Văn Mười, một nhà vườn khác tại Tiền Giang chia sẻ: “Nói chung tình hình hiện tại của nhà vườn đã quá bi đát, thà bán với giá này cho xong chứ để lâu không biết sẽ còn xuống thấp đến mức nào. Phương án thuê xe chở lên TP. HCM đế bán cũng là một cách. Nhưng cũng sẽ có nhiều nhà vườn khác làm như vậy, dẫn đến giá bán lẻ cũng sẽ cạnh tranh và chắc gì giá bán sẽ được duy trì. Nên tôi chấp nhận bán hết 10 tấn thanh long vừa thu hoạch để chuẩn bị cho đợt trái mới”.

Nhà vườn chuẩn bị cho đợt trái mới với tâm trạng lo sợ vì dịch Corona vẫn chưa được khống chế. Ảnh: Trần Hùng

Đại diện chợ Bình Điền cho biết từ thời điểm thanh long Việt Nam không thể xuất sang Trung Quốc thì loại quả này nhập vào chợ mỗi ngày đã tăng lên rõ rệt. Bình thường, mỗi ngày chợ Bình Điền nhập từ 25 đến 30 tấn thanh long. Tuy nhiên những ngày qua lượng hàng nhập chợ tăng lên từ 60-70 tấn hàng; giá loại quả này tại chợ đầu mối là 8.000- 10.000 đồng, và đa số là từ các tỉnh Miền Tây chở lên.

Trong khi đó, tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, lượng thanh long nhập chợ cũng tăng lên hơn gấp đôi trong những ngày qua, với khoảng 70 tấn thanh long mỗi ngày. Với tình hình này trong những ngày tới lượng thanh long sẽ còn vào chợ nhiều hơn do nhiều doanh nghiệp và nhà vườn sẽ mang vào TP. Hồ Chí Minh tìm cách tiêu thụ.

Theo https://thegioitiepthi.vn/dich-corona-hoanh-hanh-doanh-nghiep-trong-thanh-long-vung-vay-tu-cuu-175393.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN