Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu nông sản thực phẩm dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần
13:32 | 26/12/2021
DNTH: Sáng 25/12, diễn ra phiên thứ 17 diễn đàn kết nối nông sản 970 theo hình thức trực tuyến, nhằm thúc đẩy liên kết cung - cầu nông sản, thực phẩm dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước kết nối sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong trạng thái bình thường mới, đồng thời hỗ trợ người tiêu dùng trong việc tiếp cận nguồn hàng hóa, nông sản thực phẩm, đặc sản từ khắp các địa phương trên cả nước trong dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc – xuân Nhâm Dần 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND, Sở NN&PTNT, Sở Công thương của các tỉnh, thành phố trên cả nước đồng tổ chức “diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm dịp tết Nguyên đán”.
Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 17 cũng hướng đến thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước trong dịp xuân Nhâm Dần 2022; đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn; kết nối người sản xuất, kinh doanh hàng nông đặc sản với các doanh nghiệp phân phối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn các tỉnh thành trên cả nước.
Tại Diễn đàn, các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội đã thực hiện lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm.
Cụ thể, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long đã ký kết với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam. Công ty Cổ phần Nông nghiệp sinh thái Ecovi đã ký kết với HTX 3T nông sản Cao Phong - Hòa Bình.
Nông sản tỉnh Quảng Ninh
Theo bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy sản Quảng Ninh, với hơn 7 năm thành lập, doanh nghiệp là một trong những đơn vị tiêu phong tại địa phương chế biến các sản phẩm thủy hải sản ăn liền như chà bông hàu, ruốc bề bề, ruốc cá, ruốc ngao 2 cùi, bánh phồng hàu… cũng như các sản phẩm chế biến sâu như tinh dầu hàu, ruột hàu...
Tại diễn đàn, ông Phan Văn Lục, Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam cho biết, trong những năm qua ngành chăn nuôi gia cầm đã phát triển nhanh chóng (12%/năm). Hiện tại tổng sản lượng đã vượt 500 triệu con, sản lượng thịt đạt trên 1,7 triệu tấn, tăng gấp 3 - 5 lần so với năm 2010.
Trong bối cảnh dịch bệnh ngành chăn nuôi gia cầm đã phải đối mặt với nhiều cản trở trong sản xuất và kinh doanh, Hiệp hội đã xây dựng các mối liên kết đẩy mạnh sản xuất, chiếm 60% tổng sản lượng đầu con, thịt, trứng.
Hiện nay Hiệp hội đang tổ chức liên kết với hơn 222 cơ sở sản xuất, 74 doanh nghiệp, cơ sở thành viên trong Hiệp hội để đảm bảo sản xuất trứng gia cầm các loại, thịt gia cầm chế biến (Công ty San Hà, Công ty CP,...), và con giống đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiệp hội luôn nỗ lực đưa đến các sản phẩm sạch và an toàn thực phẩm.
Vào ngày 22/12 vừa qua, Hiệp hội đã tổ chức một cuộc họp quan trọng để kết nối doanh nghiệp, vượt qua khó khăn đại dịch, thích ứng môi trường trong dịp Tết. Diễn đàn là một cơ hội to lớn phát huy sản phẩm các cơ sở địa phương để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài, thông qua hình thức online để tiêu thụ nông sản hiệu quả ra các thị trường thế giới.
Nông sản tỉnh Thái Nguyên
Theo ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) miến Việt Cường, tỉnh Thái Nguyên, sản phẩm của đơn vị chủ yếu là miến dong, miến khoai lang, miến tỏi đen (dong + 10% tỏi đen), miến sắn dây. Hiện tại, miến tỏi đen được ưa chuộng do khẩu vị tốt, bao bì đẹp, thích hợp làm quà biếu.
Theo giới thiệu của HTX Việt Cường, dong làm từ miến là thứ dong riềng tía, ngọt mát được lựa chọn kỹ càng tận vùng đất Bắc Kạn. Dong ấy đem về làm sạch sau đó dùng dao nhỏ gọt bỏ những phần hỏng, cạo vỏ rồi cho vào mài nát.
Nông sản Kom Tum
Tại diễn đàn, ông Huỳnh Sỹ Liêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, cho biết, với lợi thế hai vùng khí hậu đặc thù, Kon Tum phát triển mạnh về nông sản nhiệt đới như cà phê, sắn, lúa; các loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sâm dây ...
Về sản lượng của nông sản Kom Tum, cà phê hiện có 62.000 tấn, sắn 600.000 tấn. Diện tích cây ăn quả đạt 6.500 ha gồm bưởi, cam, quýt, chuối, sầu riêng... về dược liệu, sâm Ngọc Linh đạt khoảng 1.240 ha và các loại dược liệu khác đạt khoảng 2.600 ha.
Hiện nay Kon Tum có 150 sản phẩm Ocop đạt 3 - 5 sao, có một sản phẩm "cà phê Darmark" đạt chuẩn 5 sao, trong đó một số sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh có thể làm quà tặng ngày Tết.
Ngoài ra Kon Tum còn có các sản phẩm Hồng Đảng sâm, trà sâm, mứt sâm, củ sâm; cà phê bột và cà phê hạt rang; các sản phẩm rừng, rau củ quả sấy khô;... đã có danh mục và số điện thoại liên lạc gửi đến Diễn đàn.
Ông Huỳnh Sỹ Liêm mong rằng trong thời gian tới tỉnh sẽ nhận được thêm sự quan tâm, kết nối, đồng hành tiêu thụ nông sản từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà kết nối tiêu thụ.
“Lắng nghe diễn đàn từ khi bắt đầu, chúng tôi rất thấu hiểu khó khăn của các sản phẩm đặc sản miền Nam. Với đặc trưng là đại diện cho các nhà bán lẻ, phân phối vào siêu thị, chúng tôi chia sẻ khó khăn với nông dân và doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cho biết.
Hiệp hội cam kết cùng các nhà cung cấp, Tổ Công tác 970 để triển khai chuyên đề kết nối, tiêu thụ sản phẩm đặc sản vùng miền vào siêu thị. Ngoài ra, với cương vị là người đứng đầu chuỗi siêu thị BRG Mart đã có mặt tại 7 tỉnh thành, ông Dũng cho biết cuối năm là dịp tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước.
“Mong nhận được thư chào hàng, giới thiệu của các nhà cung cấp, hợp tác xã, Trung tâm xúc tiến thương mại của các tỉnh”, ông Dũng nói.
Công ty Bán lẻ BRG (BRG Retail) đang điều hành 79 Siêu thị BRG Mart và Cửa hàng HaproFood tại 7 tỉnh/thành bao gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
Nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp cho biết, tỉnh đã chuẩn bị nhiều loại hoa quả như xoài, quýt, nhãn, mít, chanh cho dịp tết. Cụ thể, tỉnh đã rải vụ và dự kiến tổng sản lượng hoa quả trong các tháng 12/2021, 1/2022 và 2/2022 lần lượt là khoảng: 19.000 tấn, 22.000 tấn, và 35.000 tấn. Bên cạnh hoa quả, Đồng Tháp còn chuẩn bị nhiều loại rau, củ, với sản lượng hiện hơn 3.000 tấn. Những sản phẩm OCOP và các cơ sở chế biến sâu như dầu cá tinh luyện, thực phẩm chức năng, trà, hoa quả sấy cũng được tỉnh quan tâm.
“Tham dự diễn đàn hôm nay là bước khởi đầu cho nông dân tiêu biểu của tỉnh được giới thiệu, quảng bá nông sản làm bằng tâm huyết của mình tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hy vọng qua diễn đàn, chúng tôi sẽ có thêm thông tin để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường”, ông Điền chia sẻ.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT kêu gọi doanh nghiệp, kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp đến đầu tư vào Đồng Tháp. Ông hứa, sẽ tạo mọi điều kiện để ngành nông nghiệp tỉnh phát triển bền vững.
Nông sản tỉnh Tây Ninh
Theo ông Nguyễn Văn Mấy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh, hiện tỉnh đang tìm đầu ra cho một số sản phẩm Ocop, sản phẩm chủ lực có thế mạnh của tỉnh trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.
Với nhóm sản phẩm trái cây, Tây Ninh hiện đang có 500 tấn mít Thái siêu sớm, 3.000 tấn chuối Nam Mỹ, gần 300 tấn mãng cầu na, 100 tấn dưa lưới, 80 tấn bưởi da xanh, 10 tấn na Hoàng hậu. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn Vietgap.
Với nhóm sản phẩm chế biến có thể cung ứng quanh năm, Tây Ninh có sản phẩm thịt bò (được chế biến thành thịt mát, thịt đùi bít tết, thịt ba chỉ mát…), bánh tráng, rượu mãng cầu, nước ép mãng cầu, muối tôm, các loại thực phẩm chay. Tất cả đều được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Globalgap, đồng thời được chứng nhận là sản phẩm Ocop từ 3 - 4 sao.
“Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh cũng mong muốn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản, sản phẩm Ocop, đồng thời hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp, các chủ thể Ocop để quảng bá, giao thương trực tiếp với các hệ thống phân phối, siêu thị trên cả nước, qua đó đáp ứng nhu cầu thị trường vào dịp cuối năm, tết Nguyên đán Nhâm Dần”, ông Nguyễn Văn Mấy bày tỏ.
Nông sản tỉnh Vĩnh Long
Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Vĩnh Long có đa dạng loại sản phẩm nông sản như cây có múi, khoai lang, cá tra, thủy sản lồng bè…. diện tích sản xuất lúa hàng năm hơn 146.000 ha, sản lượng 900.000 tấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 74 sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận Ocop 3 sao trở lên.
Về sản phẩm cung cấp cho thị trường tết Nguyên đán, tỉnh Vĩnh Long có những sản phẩm nổi trội có thể cung cấp và mong muốn kết nối tiêu thụ, cụ thể: bưởi năm roi và bưởi da xanh khoảng 400 tấn; dưa hấu 8.000 tấn; dưa lưới 20 tấn; các loại rau củ quả hơn 3.000 tấn; hành lá 2.000 tấn; cá diêu hồng hơn 100 tấn. Vùng chuyên canh khoai lang hàng năm khoảng 14.000 ha, có thể cung cấp 400.000 tấn khoai thương phẩm…
Nông sản tỉnh Lạng Sơn
“Các mặt hàng nông sản của Lạng Sơn chưa nhiều như tỉnh khác. Mẫu mã, nhãn mác cũng chưa được quy mô bằng. Hiện Lạng Sơn tập trung quảng bá sản phẩm Ocop và kinh tế số”, bà Đinh Thị Thu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, cho biết.
Về kinh tế số, Lạng Sơn hiện có 80.000 cửa hàng số của hộ gia đình, trong đó 65.000 tài khoản đã có giao dịch trên sàn Lạng Sơn Post Mart. Một mặt hàng đang được Lạng Sơn kỳ vọng là thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc. Tỉnh này có 3.000 ha đất trồng thạch đen, sản lượng mỗi năm 16.000 tấn. Do tình hình dịch Covid - 19, hiện mới xuất khẩu được 3.000 tấn.
Một số mặt hàng khác như cây có múi, chủ lực là quýt Tràng Định, có khả năng cung cấp 1.000 tấn vào dịp tết Nguyên đán. Ngoài ra một số nông sản khác như cải làn, cải hoa vàng, cải trắng, dự kiến năng suất ổn định.
Thông qua diễn đàn, ngành nông nghiệp Lạng Sơn nhắc lại đề nghị các tỉnh phía Nam xem xét, thông tin tới doanh nghiệp, khi có đơn hàng với bạn hàng Trung Quốc hãy đưa hàng lên Lạng Sơn.
“Thời tiết Lạng Sơn những ngày qua theo kiểu ngày nóng, đêm lạnh, khó bảo quản hoa quả. Mặt khác, do Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero Covid", kiểm soát ngặt nghèo, nên mỗi ngày chỉ có 100 - 200 xe hàng xuất được sang thị trường này. Cũng xin lưu ý, Trung Quốc chỉ ngừng nhập khẩu hàng đông lạnh 14 ngày trước Tết, còn hàng không dùng xe đông lạnh vẫn nhập”, bà Thu cho biết.
Kết nối cung cầu ba miền - tạo nhiều cơ hội quảng bá, tiêu thụ sản phẩm với giá thành tốt nhất
Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) kết luận: diễn đàn đã được nghe nhiều bài giới thiệu về các sản phẩm nông sản ở cả 3 miền, ý kiến từ các doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến, kết nối tiêu thụ… diễn đàn đã đáp ứng được đúng mong muốn, nguyện vọng của các đơn vị tham gia kết nối cung cầu nông sản trong dịp tết Nguyên đán.
Ông Duy cũng cung cấp thêm thông tin, nguồn cung các sản phẩm nông sản nói chung trong dịp tết Nguyên đán tăng hơn so với năm ngoái, cụ thể: lúa gạo đạt 43,86 triệu tấn (tăng 2%), thịt các loại 6,2 triệu tấn (tăng 14,8%), trứng 16 tỷ quả (tăng 10%), thủy sản 8,73 triệu tấn (tăng 1%), rau 1,8 triệu tấn (tăng 1,7%), đậu các loại tăng 4%...
Về nhu cầu thực phẩm dịp tết Nguyên đán trung bình tăng từ 15 - 20% tùy từng sản phẩm. Trên cơ sở đó, ông Duy lưu ý các địa phương, thị trường trong nước có dư địa rất lớn trong dịp tết Nguyên đán, tạo nhiều cơ hội cho các đơn vị có thể quảng bá, tiêu thụ sản phẩm với giá thành tốt nhất…
Do đó, các địa phương nên có phương án chủ động kết nối, thông tin rộng rãi để công tác tiêu thụ đạt được giá trị cao nhất…
Hoàng Lan
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Nhâm Dần /
- Nguyên đán /
- thực phẩm /
- Nông sản Việt /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tái thiết ngành hồ tiêu theo hướng bền vững
DNTH: Những năm gần đây, ngành hàng hồ tiêu đã có những bước phát triển trở lại sau khi dịch bệnh gần như xóa sổ cây hồ tiêu tại Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào những năm 2018-2019. Cùng với đó, giá hồ tiêu đang đang ở...
Gạo chất lượng cao, gạo thương hiệu bán chạy: Qua cái thời ăn gạo 'no name'
DNTH: Ghi nhận tại các siêu thị, chợ truyền thống ở TP.HCM cho thấy các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng chọn mua khi "ăn ngon" được đưa lên hàng đầu, thay vì "ăn no" như trước đây.
Gia Lai sẽ có Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện
DNTH: Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện sẽ được triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, với số vốn 13,5 tỷ đồng.
Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn
DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.
Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt
DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD
DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...