Điện mặt trời mái nhà đang xuất hiện những dấu hiệu lợi dụng, đi chệch đường ray

10:44 | 13/01/2021

DNTH: Nhiều ý kiến cho rằng, dự án điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam đang "xuất hiện những dấu hiệu lợi dụng, đi chệch đường ray". Điều này đang đi ngược với mục tiêu phát triển chung.

tm-img-alt
Dự án điện mặt trời áp mái tăng chóng mặt trong 2 năm qua. (Ảnh: Internet)

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo, trong 2 năm trở lại đây, cả nước đã có gần 50.000 công trình điện mặt trời áp mái được hình thành. Sự phát triển nóng này đã khiến nhiều địa phương gặp lúng túng trong quản lý.

Kể từ năm 2002, sản lượng điện mặt trời tăng 48%/năm, nghĩa là cứ hai năm lại tăng gấp đôi và đã giúp ngành năng lượng đạt tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến ngày 22/8/2020, cả nước có 45.299 dự án điện mặt trời áp mái, tổng công suất lắp đặt lên đến 1.029 MWp với tổng sản lượng điện phát lên lưới là 500.692 MWh, giúp giảm phát thải 457.132 tấn khí CO2.

Đã có 5.000 MW từ nguồn điện mặt trời đi vào vận hành, trong đó dự án quy mô nối lưới đạt khoảng 4.500 MW, điện mặt trời mái nhà đạt trên 31.570 dự án với tổng công suất là 657,88 MWp. Khu vực Trung, Nam Bộ có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn, tiềm năng điện mặt trời rất lớn. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp, thủy sản của cả nước, cũng là vùng có tiềm năng to lớn trong bản đồ năng lượng tái tạo quốc gia.

Tuy nhiên, sau khi có Quyết định 13 của Thủ tướng về khuyến khích điện mặt trời, trong đó có điện mặt trời mái nhà, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã thuê mái nhà/trang trại của nhiều hộ dân để đầu tư các dự án điện mặt trời. Thậm chí nhiều nhà đầu tư đề xuất làm trang trại nông nghiệp nhưng mục đích chính lại là để lắp điện mặt trời để bán điện cho EVN nhằm kiếm lời.

Theo tính toán, để đầu tư 1 MW điện mặt trời mái nhà, chi phí là khoảng 15 đến 16 tỉ đồng. Với giá bán hơn 1.900 đồng/kWh, nếu thực hiện dự án ở Gia Lai, thì nhà đầu tư có thể hoàn vốn được trong vòng 5 - 6 năm.  

Dự án điện mặt trời phát triển rất nóng trên đất nông nghiệp

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020 triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 của Ban Kinh tế Trung ương sáng 5/1 vừa qua, ông Trần Quốc Nam, chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện các dự án điện mặt trời phát triển rất nóng trên đất nông nghiệp, nhất là tại các địa phương có nhiều tiềm năng phát triển loại hình này.

"Ninh Thuận cũng giống như các địa phương khác, dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp đang diễn ra rất nóng, trong khi chính sách quản lý chưa rõ" - ông Trần Quốc Nam nói.

Thực tế, thời gian qua, tình trạng làm điện mặt trời mái nhà “núp bóng” các dự án nông nghiệp đã tồn tại ở nhiều địa phương. Một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết, có những trang trại điện mặt trời nông nghiệp thực chất là đi thuê đất nông nghiệp bỏ hoang để phát triển các cụm dự án với tổng công suất vài MW, thậm chí hơn chục MW, sau đó "xé lẻ" từng dự án nhỏ dưới 1 MW.

Việc làm này nhằm né quy định không làm thủ tục bổ sung quy hoạch với các dự án công suất dưới 1 MW và để hưởng giá bán ưu đãi với điện mặt trời mái nhà - 8,38 cent một kWh (khoảng 1.943 đồng). Trong khi nếu đây là các dự án điện mặt trời mặt đất hoặc nổi thì giá ưu đãi thấp hơn nhiều, lần lượt 7,09 cent (1.644 đồng) và 7,69 cent (1.783 đồng) một kWh.

Chưa kể, một số doanh nghiệp còn "lách" bằng cách lắp mái tôn lên khung giá đỡ trồng cây nông nghiệp, ao nuôi tôm... rồi mới lắp tấm pin mặt trời lên trên để hợp thức hoá công trình xây dựng, với mong muốn hưởng quyền lợi từ dự án điện mặt trời mái nhà.

Điện mặt trời mái nhà là dạng phân tán với mục tiêu phân bổ nguồn phát để giảm áp lực cấp điện ngay tại chỗ và khu vực xung quanh, giảm tiêu thụ điện năng, áp lực lưới. Nhưng cách làm "lách" trên, theo chuyên gia này, đi ngược với mục tiêu phát triển chung. Ông cũng tỏ ra lo ngại khi điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam đang "xuất hiện những dấu hiệu lợi dụng, đi chệch đường ray".

Thực tế này cũng khiến nhiều nhà đầu tư dù đã bỏ tiền tỉ rót vào các trang trại điện mặt trời nông nghiệp nhưng tới giờ chưa ký được hợp đồng mua bán điện với EVN.

Một số ý kiến cho rằng, các mô hình trang trại kết hợp điện mặt trời và tại các khu công nghiệp đang phát triển rất nhanh, nhất là khu vực phía Nam. Nếu không sớm tháo gỡ vướng mắc về hành lang pháp lý sẽ không khuyến khích được các tổ chức, cá nhân đầu tư vào điện mặt trời. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm có hướng dẫn cụ thể, chi tiết để tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời theo chủ trương của Chính phủ. Đặc biệt là để ngành Điện ký hợp đồng mua bán điện sớm, tránh thiệt hại về tài chính cho chủ đầu tư.

Về lâu dài, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, xem xét đến các yếu tố kỹ thuật an toàn hệ thống cũng như có quy định, hướng dẫn rõ ràng về định nghĩa các loại hình đầu tư điện mặt trời mái nhà vì với công nghệ hiện nay, đã có những loại ngói hay vật liệu ốp tường có tính năng như tấm quang điện.

tm-img-alt
Các mô hình trang trại kết hợp điện mặt trời và tại các khu công nghiệp phát triển nóng tại phía Nam. (Ảnh minh họa: Internet)

Cần cơ chế riêng

Mới đây, chia sẻ với báo Người lao động, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), cho rằng định hướng hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà đã được nêu rõ trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo với mục tiêu tạo nguồn phân tán để giảm phụ tải tại chỗ, tránh gây áp lực phải xây dựng các tuyến truyền tải mới. Với mức giá cao nhất trong các loại hình đầu tư điện mặt trời, không khó hiểu vì sao điện mặt trời áp mái được phát triển ồ ạt. Tuy nhiên, để tránh nhập nhèm, lẫn lộn, cần xây dựng cơ chế riêng cho điện mặt trời kết hợp với nông nghiệp. 

"Cơ quan nhà nước chưa có sự thống nhất về giải thích văn bản hướng dẫn cũng như các quy định liên quan, như khái niệm "công trình xây dựng", "công trình nông nghiệp công nghệ cao" hay yêu cầu về sửa đổi giấy phép xây dựng nên có nhiều trường hợp cố tình hiểu sai để lợi dụng chính sách" - ông Sơn nói và cho rằng vẫn cần tiếp tục duy trì cơ chế giá khuyến khích với những quy định chặt chẽ hơn về quy mô công suất để tránh bị lợi dụng.

Hà My

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH

DNTH: Nước thải thu gom từ các cụm trang trại bò sữa của Tập đoàn TH sẽ trải qua 21 ngày xử lý với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới để đạt tiêu chuẩn gần như nước sinh hoạt trước khi đưa trở lại môi trường tự nhiên.

Rau củ quả Wineco trong top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024

DNTH: Ngày 20/12, tại Lễ công bố Sản phẩm Dịch vụ Tin Dùng, WinEco đã được vinh danh trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên được Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức từ năm 2006. Năm nay, với...

Nông nghiệp Bình Định chuyển mạnh sang sản xuất GAP, hữu cơ

DNTH: Những năm qua, ngành nông nghiệp Bình Định đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, nâng cao giá trị, chất lượng để tiến tới phát triển bền vững.

‘Xanh’ hóa các Khu công nghiệp-Xu thế tất yếu để thu hút đầu tư nước ngoài

DNTH: Việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp thông minh và bền vững được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao cũng như việc chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng “xanh”, ứng dụng công...

Gần 1.300 ha cây trồng của Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận VietGAP

DNTH: Hà Tĩnh luôn chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay Hà Tĩnh có gần 1.300 ha cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Việt Lập: Xây dựng nông thôn mới nổi bật về văn hóa, kinh tế có nhiều khởi sắc

DNTH: Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội xã Việt Lập (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đạt được kết quả khá toàn diện, có nhiều khởi sắc. Trong đó, xây dựng nông thôn mới là điểm sáng, góp phần tô điểm diện mạo thôn quê.

XEM THÊM TIN