Trung tâm, doanh nghiệp Dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng khi thành lập

08:51 | 23/03/2021

DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP, trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 của Luật Việc làm gồm: Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập; trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập; trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Việc làm.

Tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí 

Trung tâm dịch vụ việc làm muốn thành lập phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm.

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).

- Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành.

- Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức.

- Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm là thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí; bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động; thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm…

Nghị định số 23/2021/NĐ-CP cũng quy định rõ điều kiện cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Theo quy định, doanh nghiệp muốn cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng điều kiện sau: 

1- Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

2- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng.

3- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:

- Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm.

- Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:

+ Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

+ Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép.

+ Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt.

+ Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp.

+ Không đảm bảo một trong các điều kiện cấp giấy phép nêu trên.

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đến năm 2030, 80% doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ công trực tuyến

DNTH: Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP với nhiều mục tiêu mang tính đột phá.

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo

DNTH: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.

Nghị quyết 57 và cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp

DNTH: Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ô tô

DNTH: Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hệ thống thuế...

XEM THÊM TIN