Doanh nghiệp đầu tư cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ tới 10 tỷ đồng mỗi dự án

11:07 | 25/05/2021

DNTH: Theo quy định tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ không quá 50% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 10 tỷ đồng/dự án.

Doanh nghiệp đầu tư cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ tới 10 tỷ đồng mỗi dự án

Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc xây dựng Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP nhằm kịp thời đáp ứng những vấn đề mới nảy sinh, các yếu tố tác động lớn đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp như giá thịt heo hiện nay của nước ta tăng cao. Do vậy, cần bổ sung đối tượng này vào chính sách hỗ trợ để khôi phục ngành chăn nuôi heo, tạo cạnh tranh bình đẳng, hạ giá thành sản phẩm về mặt bằng chung.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản; xu hướng thay đổi của thị trường nông sản trong nước và quốc tế theo hướng an toàn, hiệu quả; kịp thời đón nhận cơ hội đầu tư từ các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước như Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP… cũng là những lý do cần thiết phải xây dựng nghị định mới về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là Nhà nước ưu đãi đầu tư thông qua miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp; hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp; đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Dự thảo cũng quy định các chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước. Cụ thể, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 5 năm tiếp theo.

Đối với chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau: Mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư Nhà nước, tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ. Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại: tối đa 8 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, tối đa 6 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, tối đa 4 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có quy mô tối thiểu 5ha trở lên được hỗ trợ 200 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường. Diện tích nuôi tăng lên mức hỗ trợ được tăng lên tương ứng. Mức hỗ trợ không quá 50% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 10 tỷ đồng/dự án.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN