Doanh nghiệp loay hoay, than khó vì điều kiện tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ
05:55 | 01/07/2020
DNTH: Nhiều doanh nghiệp cho rằng, điều kiện để hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ chưa phù hợp, khiến doanh nghiệp và người lao động khó tiếp cận.
Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tính đến nay, cả nước đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc. Số lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong 10 năm qua.
Cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 62.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn là 29.000 doanh nghiệp, tăng 38,2% so với năm 2019. 75% doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất và có gần 10% phải giảm tới 1 nửa quy mô lao động so với hiện nay.
Đáng chú ý, số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, chỉ trong quý 1/2020, đã có 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay, lần đầu sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp thành lập.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
Điều kiện nhận hỗ trợ thiếu thực tế
Trước những khó khăn, nhiều doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ, song đến nay vẫn chưa thể thực hiện bởi nhiều vướng mắc về điều kiện đưa ra.
Ông Trần Mạnh Cường, Phó phòng Tổ chức hành chính Tổng Công ty May 10 cho biết, trong 6 tháng đầu năm, công ty gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu thị trường giảm mạnh, đơn hàng sản xuất ra nhưng khách hàng không nhận, hàng tồn kho, ảnh hưởng đến nguồn tiền doanh nghiệp.
“Thời gian qua có khoảng 30-35% lao động không có việc làm. Thời gian dịch bệnh, nhu cầu may mặc giảm, nhưng nhu cầu sử dụng khẩu trang lại tăng, chúng tôi chuyển hướng sản xuất để bù đắp thiệt hại. Nhưng đến nay, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm bảo vệ này đã hết, nhu cầu về may mặc chưa có dấu hiệu khởi sắc, nên thời gian tới các doanh nghiệp may mặc sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, ông Cường lo ngại.
Ông Trần Mạnh Cường cho biết, hoạt động sản xuất ngưng trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiêp và người lao động, song việc tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ còn nhiều vướng mắc. Đơn cử như điều kiện để lao động tạm hoãn hợp đồng lao động được hưởng hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đề ra khá ngặt nghèo như làm việc trong doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả sau khi đã sử dụng các quỹ tiền lương dự phòng, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính khác.
“Nếu không có doanh thu, hay không còn bất kỳ nguồn lương dự phòng nào, thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phá sản”, ông Cường cho biết.
Đại diện công ty May 10 chỉ ra thực tế rằng, lĩnh vực kinh doanh thời trang nội địa tại các Trung tâm thương mại trong nước của công ty bị ngưng trệ, doanh thu gần như bằng 0 trong thời gian dịch bệnh. Song vì vẫn có những hoạt động khác, nên tổng doanh thu của cả công ty vẫn có. Người lao động khó khăn, vẫn không được tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ.
Ông Cường kiến nghị, Chính phủ nên điều chỉnh điều kiện để lao động tạm hoãn hợp đồng hưởng trợ cấp thành làm việc trong doanh nghiệp.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp về vận tải biển lại cho biết đang gặp khó khăn với quy định, doanh nghiệp phải có từ 20% lao động đang tham gia BHXH bắt buộc ngừng việc mới đươc nhận hỗ trợ. Các doanh nghiệp này cho rằng, với ngành vận tải biển, sẽ không có việc cắt giảm lượng lớn nhân sự, vì chỉ cần thiếu 1 bộ phận cả tàu sẽ không thể vận hành. Hay quy định người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động được nhận hỗ trợ khi doanh nghiệp không còn doanh thu cũng rất khó. Văn bản đưa ra chính xác, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn lại không thực hiện được.
Kiến nghị gia hạn thời gian chậm đóng BHXH
Bà Nguyễn Thu Hoài, Phó Giám đốc Chi nhánh Lữ hành Saigontourist cho biết, giống như tình trạng chung của nhiều công ty du lịch khác, Saigontourist chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Nguồn tiền dự phòng để trang trải chi phí cho lương, thưởng đang giảm dần. Song đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn cố gắng chưa cắt giảm nhân sự, tìm biện pháp duy trì nguồn lực sau khi phục hồi.
Ngành du lịch bị thiệt hại lớn do dịch Covid-19. |
Trước những khó khăn khi lượng khách du lịch bị ngưng trệ đến giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, đại diện công ty Saigontourist kiến nghị Chính phủ nên có các giải pháp đặc thù như miễn thị thực, giảm thị thực cho khách quốc tế vào Việt Nam khi dịch bệnh được khống chế để kích cầu du lịch. Bên cạnh đó, cũng cần cho phép các doanh nghiệp được chậm nộp BHXH từ năm 2020 đến hết tháng 12/2021.
Ông Bùi Lâm, Phó Trưởng ban Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực Tổng công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines cho biết ngành hàng không nhận được sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ và đã bước đầu dần tháo gỡ những khó khăn.
Trong khoảng thời gian tháng 4, Vietnam Airlines không có chuyến bay, từ tháng 5, mỗi ngày duy trì 1 chuyến bay. Hiện tại, thị trường nội địa ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng đã dần khôi phục. Song những thiệt hại trong thời gian qua vẫn rất lớn.
“Nếu như trước đây, doanh thu 1 tuần khoảng 1.500 tỷ, thì hiện nay chỉ còn khoảng 10%, tức 150 tỷ. Chúng tôi đang gặp khó khăn trong cân đối thu chi. Bức tranh về sử dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, trong tháng 4, Công ty thực hiện làm việc luân phiên, chỉ 10-20% lao động đi làm, còn lại là tạm hoãn hợp đồng lao động. Tháng 5 và tháng 6, tỷ lệ lao động đi làm xấp xỉ 50%. Dự báo, trong quý 3, nguồn lực đi làm trở lại khoảng 60% tổng nguồn lực của công ty. Ngành hàng không muốn phục hồi, sớm nhất cũng phải đến tháng 9”, ông Lâm cho biết.
Đại diện Vietnam Airlines cho rằng, hiện tại, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực ra sao trong thời gian này đang là bài toán khiến các công ty hàng không đau đầu.
“Ngành có những đối tượng lao động đặc thù cần huấn luyện như phi công, tiếp viên hàng không... Nếu như hết quý 3, tình trạng vẫn chưa được khôi phục, chúng tôi lo ngại những nhân sự này sẽ ra đi. Hiện nay đã có một số bộ phận kỹ thuật xin nghỉ việc. Đây đều là những nhân lực chất lượng cao, họ không chờ đợi được. Chúng tôi đang nỗ lực dùng nhiều chính sách để hỗ trợ và giữ chân người lao động”.
Trước những khó khăn đang gặp phải, đại diện Vietnam Airlines có cùng kiến nghị về việc tạm hoãn việc đóng BHXH đối với doanh nghiệp.
Theo NGUYỄN TRANG (VOV
An Mộc Trà - Điểm hội tụ doanh nghiệp khởi nghiệp
DNTH: Thương hiệu An Mộc Trà & Decor đã chính thức ra mắt chuỗi 15 trà quán mang phong cách thiền và nghệ thuật gỗ lũa độc đáo. Trà quán của An Mộc Trà hiện đang trải rộng khắp các quận nội ngoại thành Hà Nội.
Liên danh Công ty Thăng Long – Hương Quỳnh: Dấu hiệu nhà thầu 'quen mặt' thi công không đúng hồ sơ phê duyệt
DNTH: Công ty TNHH thương mại xây dựng và dịch vụ Thăng Long; Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hương Quỳnh liên tiếp trúng các gói thầu do UBND huyện Ba Vì, TP. Hà Nội mời thầu. Điều đáng nói, các gói thầu có giá trị lớn, nhưng tỷ lệ...
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới giảm 2,6%
DNTH: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024 có 4.241 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng đó, có 1.137 doanh nghiệp bất động sản giải thể, cũng giảm nhẹ...
Prudential Việt Nam giữ vững vị thế Doanh nghiệp Bền vững và Kinh doanh có trách nhiệm
DNTH: Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh trong khuôn khổ Lễ công bố các doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2024 - giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp tăng...
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng
DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...
Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp
DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...