Doanh nhân Lương Hoa Nam: Đã ước mơ lớn thì phải dám đối mặt

06:42 | 26/10/2019

DNTH: DN&TH; 14 tuổi phải bỏ học giữa chừng để ra Hà Nội mưu sinh, không ai nghĩ rằng chàng trai mồ côi mẹ từ bé – anh Lương Hoa Nam lại có cơ ngơi đáng khâm phục như ngày hôm nay.

Xuất thân trong một gia đình thuần nông, bố là bộ đội xuất ngũ, khi đang học cấp 2 thì mẹ mất, anh phải tạm gác việc học lại để lo cho các em. Ngay từ nhỏ, anh Lương Hoa Nam, sinh năm 1977 tại xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, đã hiểu được thế nào là vất vả và thiếu thốn. Nghỉ học, anh bắt đầu theo những người thợ trong làng đi khắp các tỉnh thành làm việc. Lúc đầu chỉ đi theo làm thợ nề, thợ phụ với mức lương ít ỏi chỉ có 3000 đồng 1 ngày công.

Doanh nhân Lương Hoa Nam với khát vọng làm đẹp, làm giàu nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Chia sẻ với phóng viên, anh Nam cho biết: “Lúc tôi mới ra Hà Nội đã phải làm rất nhiều việc: từ bảo vệ, nhân viên bán hàng, đến phục vụ,... quãng thời gian đó là thời điểm tôi đã phải làm việc không ngừng nghỉ để có đủ tiền lo cho gia đình mình.” Nhưng cũng chính những công việc tưởng nhỏ nhặt thấp kém đã giúp anh có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống và kinh nghiệm theo nghề dịch vụ sau này. Không ai có thể tin rằng chàng trai mồ côi xuất thân từ nông thôn lại dám mạnh dạn lập nghiệp ở chốn phồn hoa nhiều bon chen. Anh đã thuê một cửa hàng trên Hà Nội và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Quá trình kinh doanh thất bại có, thành công có và lúc khó khăn là lúc anh Nam cảm nhận được sự ấm áp của tình thân, đồng cam cộng khổ của người vợ hiền. Anh hiểu thêm được giá trị cuộc sống và giá trị của bản thân. Dù ở hoàn cảnh nào anh cũng đau đáu hướng về quê hương với khát vọng làm đẹp, làm giàu nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Tổ hợp ăn uống, giải trí đầu tiên tại huyện Lý Nhân (Hà Nam).

Năm 2007, anh quyết định quay về quê hương. Năm 2009, sau khi xin chính quyền xã đồng ý cho xây dựng dự án nhà nổi, anh đã chủ động tới công ty Hải quân Z128 để tham khảo từng chi tiết, tự vẽ bản thiết kế riêng cho dự án đó. Anh và vợ của mình đã phải làm việc từ 6h sáng cho đến tận đêm, tự tay đóng từng chiếc đinh, vặn từng chiếc ốc vít,… để xây dựng nên tổ hợp dịch vụ ăn uống, giải trí, chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi đầu tiên của huyện Lý Nhân với thương hiệu Thanh An.

Đây là điểm đến nghỉ ngơi, thư giãn không chỉ của người dân địa phương mà còn thu hút khách thập phương.

Người ta thường nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Con đường khởi nghiệp gập ghềnh và đầy chông gai, chỉ có những tinh thần “dám nghĩ dám làm”, không quản ngại gian khó mới mong tìm đến đích thành công.

Chị Quyên (Vợ anh Nam) tận tay làm mọi công việc từ pha chế đến phục vụ khách hàng.

Năm 2011, tổ hợp dịch vụ Thanh An chính thức đi vào hoạt động từ các dịch vụ nhà hàng, café đến thư giãn, nghỉ ngơi,… Đến nay, dù đã gần chục năm nhưng thương hiệu Thanh An vẫn luôn nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn cũng như các vùng lân cận. Anh Nam cho biết thêm: để tạo dựng được thương hiệu và để khách hàng chung thủy với mình, anh tự nhủ phải kinh doanh bằng cái tâm. Vợ của anh luôn đồng hành cùng anh từ a đến z, anh chị rất kỹ tính từ lựa chọn các nguyên liệu đến chế biến và pha chế. Vợ chồng anh quan niệm “lấy công làm lãi” và tận tình từ những việc nhỏ nhất, chính vì thế anh luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Anh cũng được chính quyền địa phương tặng giấy khen ghi nhận anh là cá nhân tiên phong khởi nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn từ ngành nghề dịch vụ.

Tinh tế trong từng sản phẩm để phục vụ khách hàng.

Giờ đây, thương hiệu Thanh An đã trở nên gần gũi quen thuộc. Nhiều du khách thập phương coi đây là địa điểm nghỉ ngơi cuối tuần. Đó chính là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng của vợ chồng anh Nam - chị Quyên.

Không chỉ tận tâm với công việc mà anh chị còn tận tình với nhân viên.

Thành công có nhưng anh chị không quên chia sẻ với những mảnh đời khó khăn. Anh luôn là một trong những doanh nghiệp tiên phong đóng thuế cho nhà nước đầy đủ và tham gia nhiều các hoạt động nhân đạo, từ thiện, phúc lợi cộng đồng của địa phương. Mỗi năm ước tính các hoạt động trên gần 250 triệu đồng.

Phía sau sự thành công của anh chính là sự đồng hành của người vợ luôn cùng anh vun vén, sẻ chia.

Có thể nói, ý tưởng kinh doanh của anh không quá mới lạ nhưng ở một miền quê còn nghèo thì đó lại không phải là điều đơn giản. Với nghị lực và bản lĩnh của người đàn ông dám đương đầu với những thử thách khó khăn, thành công sau 3 lần phá sản. Anh Lương Hoa Nam thật xứng đáng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

                                                                                                                                                         Hoàng Yến

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN