Đồng Tháp: Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững cây quýt Hồng

14:23 | 20/03/2021

DNTH: Quýt hồng Lai Vung (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) không chỉ là đặc sản của đất sen hồng mà còn là của cả miền Tây Nam Bộ. Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp địa phương đã cố gắng triển khai nhiều giải pháp phục hồi diện tích loại cây thế mạnh của vùng.

Hôm qua, ngày 19/3, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, với đề tài “Nghiên cứu biện pháp tổng hợp phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ và héo xanh trên cây quýt Hồng theo hướng bền vững tại huyện Lai Vung”.

Đồng Tháp: Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững cây quýt Hồng
Đồng Tháp nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững cây quýt Hồng

Định hướng mục tiêu của đề tài nghiên cứu sẽ xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vàng lá, thối rễ và héo xanh trên cây quýt Hồng; xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp trong phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ và héo xanh trên cây quýt Hồng theo hướng bền vững tại huyện Lai Vung.

Đề tài nghiên cứu này sẽ thực hiện đối với vườn quýt Hồng trồng mới và vườn cải tạo, hiệu quả phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ và héo xanh dự kiến đạt ít nhất 60%, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10% so với đối chứng.

Đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là Trường Đại học Cần Thơ, do Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Vàng làm chủ nhiệm nhiệm vụ.

UBND tỉnh Đồng Tháp cũng đã phê duyệt Đề án Bảo tồn vườn quýt hồng Lai Vung, giai đoạn 2020 - 2024. Mục tiêu của đề án là bảo tồn vùng trồng quýt hồng tập trung theo bản đồ quy hoạch thuộc Dự án “Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận quýt hồng Lai Vung” tại các xã: Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành và phát triển sang vùng phụ cận thuộc xã Hòa Long. Đồng thời bảo tồn nguồn gen cây quýt hồng bản địa, phục vụ công tác nhân giống và duy trì sản xuất bền vững...

Mai Quỳnh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

XEM THÊM TIN