Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

06:03 | 05/05/2025

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Một trong những nghịch lý lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là: sản lượng cao nhưng giá trị thấp. Hầu hết nông sản xuất khẩu như rau quả, hạt điều, cà phê, hồ tiêu, gạo… vẫn chủ yếu dưới dạng thô hoặc sơ chế đơn giản. Điều này làm giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, đồng nghĩa với lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp cũng không cao.

Tại Diễn đàn Nông sản Việt Nam 2025, vấn đề được quan tâm trao đổi là nếu Việt Nam đầu tư mạnh mẽ vào chế biến sâu, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu thành phẩm, giá trị của nông sản có thể tăng từ 5–7 lần so với hiện tại. Ví dụ, một kg xoài tươi xuất khẩu có giá khoảng 1,5 USD, nhưng nếu chế biến thành sản phẩm sấy dẻo cao cấp, giá bán có thể lên đến 8–10 USD/kg.
 
Một số doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này như Công ty Cổ phần Vina T&T, Công ty Nafoods Group, hay Lavifood đã cho thấy con đường nâng giá trị nông sản thông qua đầu tư công nghệ chế biến hiện đại và xây dựng thương hiệu bài bản.
 
Tuy nhiên, để mô hình này nhân rộng, cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách: ưu đãi tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, kết nối thị trường và bảo hộ thương hiệu quốc tế. Chỉ khi đó, nông sản Việt Nam mới thực sự thoát khỏi "cái bẫy" nguyên liệu thô và vươn lên giá trị cao hơn trên bản đồ nông sản thế giới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

XEM THÊM TIN