Đột phá công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ lúa gạo
21:05 | 19/09/2019
DNTH: Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam.
Ngày 19/9 tại Cần Thơ, Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với các bộ ngành có liên quan tổ chức hội thảo phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam thường niên – năm 2019 với chủ đề "Đột phá công nghệ, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo".
Lúa gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với lượng gạo xuất khẩu dao động từ 4,9 - 7,7 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu luôn đạt trên 2 tỷ USD/năm và đạt mức kỷ lục hơn 3 tỷ USD trong năm ngoái. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới, và có mặt tại khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo. |
Những thành quả liên tiếp đạt được về kim ngạch xuất khẩu gạo trong những năm gần đây tới các thị trường truyền thống, cũng như năng lực mở rộng tiếp cận tới các thị trường mới, có tính khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã tiếp tục khẳng định khả năng tăng trưởng và phát triển của hạt gạo Việt.
Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản suất, chế biến và bảo quản lúa gạo vẫn còn rất hạn chế đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và giá thành của gạo Việt Nam so với giống gạo cùng loại của các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan và Ấn Độ.
Sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL thường xuyên đối mặt với những rủi ro do thời tiết thất thường. |
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng: "Trong thời gian vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư sản phẩm gạo của mình, tạo ra những sản phẩm đột phá có chất lượng cao. Từ mẫu mã, hình thức, đóng gói... cũng như duy trì chất lượng gạo tốt, không bị biến chất trong quá trình bảo quản, lưu thông. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tập trung xây dựng được thương hiệu như thế này chưa phải là nhiều so với tổng lượng gạo xuất khẩu đi".
Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Hồng Sơn, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được xác định là cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh cho những sáng kiến mang tính đột phá của ngành lúa gạo, của các doanh nghiệp là chủ thể của chuỗi sản xuất lúa gạo Việt Nam./.
Theo VOV
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An
DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...