Đường về đích NTM của Mê Linh gặp khó vì giao thông, trường học

20:45 | 22/05/2019

DNTH: Năm 2018, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có được 14/16 xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, 2 xã còn lại thiếu vốn trầm trọng nên con đường về đích của các địa phương này vô cùng gian nan.

Đụng đâu cũng thiếu vốn

Tính đến hết quý I/2019, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh đã đạt 15/19 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa đạt (trường học, giao thông), và 2 tiêu chí cơ bản đạt (môi trường, cơ sở vật chất văn hóa). Những dự án thuộc 4 tiêu chí này đều là các công trình tiêu tốn tiền tỷ.

duong ve dich ntm cua me linh gap kho vi giao thong, truong hoc hinh anh 1

Nghề trồng hoa mang lại thu nhập cao cho người dân tại một số xã của huyện Mê Linh (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng

Trong năm 2019, Mê Linh đang tập trung triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường và sẽ tiếp tục đầu tư các tiêu chí cơ bản đạt của các xã, nhất là cứng hóa đường giao thông trục chính và liên thôn, đường giao thông ngõ, xóm.

Bí thư Đảng ủy xã Tam Đồng Nguyễn Thị Ngọc Hà cho biết, các tiêu chí chưa đạt đều cần nguồn vốn lớn, trong khi ngân sách đầu tư của địa phương rất có hạn. Thực tế, những năm qua, kết quả huy động vốn xã hội hóa của xã Tam Đồng cũng không nhiều, do đời sống người dân còn khó khăn. Chính vì vậy, địa phương hiện vẫn trông chờ chủ yếu vào ngân sách thành phố và huyện Mê Linh hỗ trợ xây dựng NTM hàng năm.

Để xã Tam Đồng hoàn thành mục tiêu NTM năm 2019, bà Hà kiến nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 đối với một số dự án giao thông và cơ sở vật chất văn hóa. Theo đó, huyện cần sớm bố trí kinh phí để xã Tam Đồng thực hiện kiên cố hóa khoảng 15km đường giao thông thôn xóm, nội đồng và xây dựng nhà văn hóa thôn Cư An...

Tương tự như Tam Đồng, tình hình ở xã Tự Lập cũng đang rất khó khăn. Nhìn sang nhiều xã trong huyện và các huyện bạn hầu hết đã về đích NTM khiến cho ông Trần Văn Khánh - Chủ tịch UBND xã Tự Lập, huyện Mê Linh càng thêm sốt ruột về tiến độ xây dựng NTM của địa phương mình.

Cho đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 42,5 triệu đồng/năm, 100% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh, các trợ cấp xã hội như hỗ trợ sửa chữa nhà, miễn giảm học phí cũng như cấp thẻ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện vay vốn sản xuất được mở rộng. Mọi thứ đều cơ bản xong, địa phương tự chấm đạt 98,05 điểm nhưng vẫn vấp phải khó khăn lớn nhất là tiêu chí trường học.

Ông Khánh cho biết, theo tiêu chí NTM, các cấp học trên địa bàn phải đạt chuẩn từ ½ số trường trở lên. Nhưng năm 2019 theo đánh giá chuẩn, xã mới được trường mầm non, còn trường tiểu học, trung học không đạt.

Phấn đấu về đích vào năm 2020

Ông Bùi Xuân Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho hay, thời gian qua, huyện đã hình thành một số vùng chuyên sản xuất chuyên canh tập trung như vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50ha trở lên (tại các xã Tam Đồng, Liên Mạc, Kim Hoa...), vùng sản xuất hoa, cây cảnh (xã Mê Linh với 190ha hoa hồng, Văn Khê 110ha hoa hồng, Đại Thịnh 20ha hoa hồng và 60ha hoa cúc…) cho thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/ha.

Ngoài ra, toàn huyện đã xây dựng được 18 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (nhiều nhất Hà Nội), có 3 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng chấp thuận chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho 227 hộ…, nhờ đó đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

Cũng trong năm 2018, huyện đã triển khai xây dựng đề án phát triển du lịch huyện Mê Linh giai đoạn 2018 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; tăng cường tuyên truyền quảng bá về du lịch tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống trên địa bàn; sử dụng hiệu quả sản phẩm quảng bá di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng bằng giao diện ảnh 360 độ.

Tính đết hết năm 2018, huyện Mê Linh hoàn thành xây dựng NTM 14/16 xã, thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/năm.

“Phấn đấu năm 2019, huyện hoàn thành NTM 2 xã cuối cùng là Tự Lập và Tam Đồng. Đồng thời, tập trung quyết liệt phấn đấu hoàn thành xây dựng huyện NTM trong năm 2020” - ông Bùi Xuân Quang nói.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN