EU thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật nông sản nhập khẩu từ Việt Nam

10:48 | 31/08/2019

DNTH: Bắt đầu từ ngày 1/9/2019, Ủy ban Châu Âu (EU) sẽ bắt buộc áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật chặt chẽ đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU, trong đó có Việt Nam.

Cán bộ Cục Bảo vệ thực vật thực hiện kiểm dịch thực vật trái xoài tươi Việt Nam trước xuất khẩu.

Trước thay đổi quan trọng về kiểm dịch thực vật của EU, ngày 30/8, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) Hoàng Trung ký ban hành công văn số 2393/BVTV-KD về việc thực hiện quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của EU gửi các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trực thuộc để chủ động, nghiêm túc thực hiện.

Theo thông báo mới đây của EU quy định sửa đổi về kiểm dịch thực vật (Commission Implementing Directive (EU) 2019/523) có hiệu lực từ ngày 1/9/2019, sẽ bắt buộc áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật chặt chẽ đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU.

Để tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thực hiện kiểm tra các ô hàng xuất khẩu theo đúng quy định về kiểm dịch thực vật của EU.

Đối với các lô quả có múi và xoài tươi xuất khẩu, phải được sản xuất từ các vườn đã được cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra và đảm bảo không nhiễm ruồi đục quả. Thông tin về vườn không nhiễm ruồi hoặc thông số về xử lý phải được ghi vào Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật để đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Từ ngày 1/9/2019 EU thay đổi và bắt buộc áp dụng yêu cầu kiểm dịch thực vật chặt chẽ đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU.

Các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng cần chủ động thông báo, hướng dẫn để các tổ chức, cá nhân xuất khẩu biết và tuân thủ các quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới được EU điều chỉnh. Bản thân các Chi cục trưởng cần quán triệt tới toàn thể cán bộ trong đơn vị và các trạm kiểm dịch thực vật ủy quyền trong vùng phụ trách thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung nêu trên, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo ngay về Cục Bảo vệ thực vật để kịp thời giải quyết.

Theo NGUYÊN HUÂN

Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN