Gần 400 dự án BĐS tại Hà Nội 'đắp chiếu’: ‘Ông lớn’ HUD đang làm gì trên hơn 200ha đất tại Mê Linh?

13:41 | 17/05/2019

DNTH: Dù được chính quyền địa phương “trải thảm đỏ” để đầu tư xây dựng, nhưng sau gần 10 năm kể từ khi được giao đất, đến nay hàng loạt dự án của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) tại huyện Mê Linh (Hà Nội) vẫn đồng loạt “đắp chiếu”, khiến người dân và chính quyền nơi đây vô cùng bức xúc…

Như Thương hiệu và Công luận đã thông tin, hệ lụy của việc Hà Nội mạnh tay phê duyệt, cấp phép tới gần 400 dự án, rồi sau đó bỏ hoang đã dẫn tới việc người dân mất đất sản xuất, còn hàng loạt ông lớn BĐS thì 'ôm' hàng trăm ha đất, chờ thời hốt tiền...

Cụ thể, theo kết quả giám sát mới đây của HĐND TP. Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, tại 8 quận, huyện thì có tới 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, chậm triển khai và chưa có biện pháp khắc phục… Nếu cộng thêm 172 dự án của các quận, huyện, thị xã còn lại, thì trên địa bàn Hà Nội có tới hơn 380 dự án đang “đắp chiếu”…

Trong đó, việc các doanh nghiệp ôm đất và bỏ hoang xảy ra nhiều nhất ở huyện Hoài Đức (51 dự án), Mê Linh (50 dự án), Nam Từ Liêm (48 dự án), Hoàng Mai (25 dự án), Bắc Từ Liêm (23 dự án)… Thậm chí, tại các địa phương này, có những dự án chủ đầu tư được chính quyền giao đất xong thì… mất hút, không phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định.

Trên địa bàn huyện Mê Linh, có tới gần 2.000 ha đất dự án KĐT đang bị bỏ hoang. Trong số đó, có 47 dự án được giao đất từ nhiều năm về trước, nhưng đến nay nhiều dự án vẫn bị bỏ hoang. Đơn cử là 35 dự án còn chưa giải phóng mặt bằng xong, thậm chí đất dự án trở thành bãi cỏ mọc um tùm.

Phối cảnh dự án KĐT Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, mặt bằng chia lô khu đất Biệt thự song lập (Ảnh: hud.com.vn)

Trong gần 2.000ha nói trên, HUD đã “ôm” tới hơn 200ha đất để thực hiện 3 dự án, gồm: Dự án Mê Linh - Đại Thịnh (142ha), Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 (54ha) và Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (55ha). Khi thu hồi đất sản xuất của người dân, chính quyền địa phương kỳ vọng, những dự án ở cửa ngõ phía bắc Hà Nội được quy hoạch bám theo trục đường trung tâm rộng 100m nối liền thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, trở thành khu đô thị kiểu mẫu ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô.

Do vậy, năm 2011, chính quyền địa phương đã thu hồi và bàn giao hàng trăm ha đất đang sản xuất của người dân để giao cho HUD thực hiện dự án, bất chấp những lo ngại về những hệ lụy sau đó.

Tại thời điểm này, theo giới thiệu trên Website của HUD: “Dự án nằm trong quy hoạch tổng thể huyện Mê Linh, có địa hình, cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo nên một khu đô thị kết hợp nghỉ ngơi lý tưởng có khả năng kết nối nhanh với trung tâm Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài nhờ tuyến đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài...”.

Trong đó, KĐT mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 được HUD quảng cáo hoành tráng: “Nằm trên trục đường quốc lộ 23B, đối diện là khu Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh, tiếp giáp các trục đường: Đường vành đai 4, đường 48m, đường 24m. Quy mô diện tích 55,383 ha, sẽ khởi công trong tháng 06/2012.

Bảng giới thiệu dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 và BQL dự án số 12 của HUD

Khu khà ở thấp tầng được thiết kế hiện đại với các phong cách riêng biệt, sang trọng, lịch sự tạo dấu ấn riêng cho cả KĐT mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2. Gồm 03 loại, biệt thự song lập (diện tích từ 245m2/lô), biệt thự đơn lập (diện tích từ 300m2/lô) và nhà vườn diện tích từ 100m2/lô đến 130m2/lô. Được thiết kế hiện đại với 2 mặt thoáng, có sân vườn trước sau, gala ô tô trong nhà, với 3 đến 4 phòng ngủ tiện nghi.

Chung cư thương mại 15 tầng được thiết kế hiện đại các căn hộ được thiết kế đảm bảo các phòng đều được tiếp cận với ánh sáng tự nhiên, hiện đại, thoáng mát. An ninh đảm bảo 24/24h”.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm, tất cả những dự án HUD đang triển khai tại huyện Mê Linh, ngoại một vài cơ sở hạ tầng đã đầu tư đang dần xuống cấp, thì tất cả chỉ là những bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm.

Được biết, tổng mức đầu tư của dự án này lên tới 1.873,021 tỷ đồng, đã thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng từ năm 2005, thời gian hoàn thành toàn bộ dự án là 4 năm (đến quý II/2015)... Tuy nhiên, hơn 10 năm qua dự án Thanh Lâm – Đại Thịnh, vẫn chỉ là bãi cỏ hoang để chăn thả trâu bò… Khiến người dân và chính quyền nơi đây vô cùng bức xúc.

Một phần cơ sở hạ tầng trong dự án KĐT đã được xây dựng, như đường giao thông, trồng cây, san lấp...

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Đa Bẩy, Chủ tịch UBND xã Đại Thịnh (Mê Linh, Hà Nội) bức xúc: “Địa phương chúng tôi luôn chấp hành chỉ đạo các cấp là rải thảm đỏ đón nhà đầu tư về. Xã Đại Thịnh vốn là vùng thuần nông, đời sống người dân chủ yếu trông vào lúa, hoa, rau màu… Kể từ khi bị thu hồi ruộng đất để thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng xong ai cũng mong dự án triển khai để bà con mất ruộng bán nước bán nôi, bán mớ rau mớ cỏ đảm bảo cuộc sống. Nhưng từ ngày ấy đến giờ chả làm. Cả 2 dự án thu hồi hàng trăm ha đất của dân là An Phát và HUD thì "ông" An Phát đi tù rồi, "ông" HUD thì từ trong tết mới dựng được mấy tấm biển".

Trong khi 2 dự án Thanh Lâm – Đại Thịnh đang bỏ hoang, gây bức xúc trong nhân dân, chưa được giải quyết triệt để, thì tháng 6/2016, HUD tiếp tục được giao thêm hơn 142ha để thực hiện dự án KĐT Mê Linh – Đại Thịnh. Đến thời điểm hiện tại, dự án này đang trong tình trạng chưa thể giải phóng mặt bằng. Người dân cho rằng, với năng lực của HUD, đáng ra Hà Nội phải thu hồi những dự án đã bỏ hoang nhiều năm qua, chứ đừng nói đến chuyện tiếp tục lấy đất sản xuất của dân để giao cho doanh nghiệp.

Nhưng thực trạng tại đây cho thấy, dự án đã bỏ không suốt nhiều năm qua...

Cũng theo Chủ tịch xã Đại Thịnh cho hay: “Kể từ khi HUD xí phần và vẽ quy hoạch, địa phương rất khổ sở. Các xã không vướng quy hoạch có thể đầu tư kênh mương nội đồng, riêng Đại Thịnh, quy hoạch cho ông HUD làm dự án thì chịu. Muốn làm đoạn đường này cho bà con đi lại, kéo chiếc xe cải tiến cho đỡ khổ cũng không làm được. 14 - 15 năm nay rồi, không được đầu tư gì hết.

Cả xã có 383ha đất nông nghiệp, thì dự án lấy mất hơn 100ha rồi, số còn lại cũng nằm trong diện quy hoạch, chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần, từ tiếp xúc cử tri, tiếp xúc với bà Phùng Thị Hồng Hà – Phó Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội, nhưng vẫn chưa có kết quả…”.

Còn ông Bùi Xuân Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, chính quyền gặp khó khăn trong việc liên lạc với các chủ đầu tư. Một số doanh nghiệp trụ sở ở xa hoặc thay đổi pháp nhân, địa điểm nên địa phương gửi thư thông báo, mời đến làm việc và tìm phương án giải quyết nhưng thư gửi bị trả lại. Nhiều chủ đầu tư đến làm việc và hứa triển khai, song thời gian khi nào thì họ cũng không cam kết. Hiện huyện Mê Linh đã trình UBND TP. Hà Nội thu hồi 8 dự án trên địa bàn. 

Trước thực trạng nhức nhối trên, ngày 16/4/2019 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra, chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng gần 2.000ha đất dự án KĐT bị bỏ hoang, gây lãng phí nghiêm trọng tại huyện Mê Linh.

Theo Thương hiệu và Công luận 

https://thuonghieucongluan.com.vn/gan-400-du-an-bds-ta-i-ha-no-i-dap-chieu-ong-lon-hud-dang-la-m-gi-tren-hon-200ha-da-t-ta-i-me-linh-a75494.html?fbclid=IwAR3V6u-tSad8pJZ7ONaC6MGqXCNEfl0m1rFsDNutqkpdDJv9iCAe9E8GV6k

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN