Gần 43.000 tỉ đồng nợ đọng thuế, không có khả năng thu hồi

14:49 | 22/10/2019

DNTH: Trong số nợ đọng thuế nêu trên, theo đánh giá của cơ quan quản lý thuế, là do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự...

Sáng 22/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa uỷ quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội báo cáo về xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp Ngân sách Nhà nước.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế với chức năng nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, cơ quan quản lý thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hồi nợ đọng thuế, theo đó công tác quản lý nợ thuế đã đạt được kết quả quan trọng. Tỉ trọng tổng nợ trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh từ 12,2% năm 2014, đến cuối tháng 8 năm 2019 giảm xuống ở mức 6,9%.

Tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao, tổng số tiền nợ thuế tính đến ngày 31/8/2019 là 88.253 tỉ đồng, tăng 8,2% so với thời điểm 31/12/2018, trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỉ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế.

gan 43000 ti dong no dong thue khong co kha nang thu hoi
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Trong số nợ đọng thuế nêu trên, theo thống kê, đánh giá của cơ quan quản lý thuế, là do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, phá sản, bị thiên tai, thảm họa bất ngờ không còn khả năng nộp Ngân sách Nhà nước...

"Chính phủ thấy rằng việc báo cáo Quốc hội có biện pháp để xử lý nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp Ngân sách Nhà nước là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nợ tồn đọng trước ngày 01/7/2020 mà không còn khả năng thu nộp Ngân sách Nhà nước" – báo cáo nêu rõ và nhấn mạnh một trong những nguyên tắc là việc xử lý nợ nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, nhưng phải phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trục lợi và cố tình chây ì, nợ thuế.

Về thẩm quyền, dự thảo Nghị quyết giao Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế quyết định việc khoanh nợ.

Đối với doanh nghiệp và tổ chức, Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỉ đồng trở lên. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xoá nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 10 tỉ đồng đến dưới 15 tỉ đồng;

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xoá nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 05 tỉ đồng đến dưới 10 tỉ đồng;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp dưới 5 tỉ đồng.

Đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên cơ sở hồ sơ đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế.

Thời gian Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

gan 43000 ti dong no dong thue khong co kha nang thu hoi
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về việc xử lý số nợ thuế trên theo trình tự tại một kỳ họp như Tờ trình của Chính phủ.

Tuy vậy, cơ quan này cũng đề nghị không xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với các đối tượng không tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Hải, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc xử lý tiền nợ thuế đối với các doanh nghiệp nhà nước, vì doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và hiện nay đang trong tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại. Do vậy, việc khoanh tiền nợ thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phải được xử lý trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Theo Ngọc Thành/VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN