Gạo, tôm xuất sang EU tiếp tục tăng trưởng

10:16 | 06/10/2020

DNTH: Tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang EU tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Sau 2 tháng EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản, gạo có tín hiệu khả quan.

tm-img-alt

Nhiều mặt hàng xuất khẩu ghi nhận chuyển biến tích cực tại thị trường EU. (Ảnh: Internet)

Bộ Công Thương cho biết riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 3,25 tỉ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ. Con số này cũng tương đương mức tăng gần 500 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm. Đến tháng 9, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng 14,4% so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương đánh giá sau gần 2 tháng EVFTA được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu ghi nhận chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Điển hình, từ đầu tháng 8 đến hết tháng 9, số đơn hàng xuất khẩu thủy sản tăng khoảng 10% so với tháng 7, kim ngạch xuất khẩu sang EU đồng thời tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu tôm tháng 8 đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm (15,7%).

Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào EU cũng tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn tùy loại, so với thời điểm trước ngày 1/8.

Nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng được nhận định sẽ gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.

Thực tế, từ khi EVFTA có hiệu lực đến hết tháng 9, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.

Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...

Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.

Tính chung tất cả thị trường, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 202,4 tỉ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2018, 2019, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là động lực tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 71,4 tỉ USD, tăng mạnh 19,5%, cao hơn 4 lần tốc độ tăng trưởng chung cả nước. Trong khi đó, khối doanh nghiệp FDI tăng trưởng âm, giảm 2,9%.

"Trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục giảm hoặc tăng trưởng chậm lại thì kết quả tăng trưởng xuất khẩu ở mức 4% và duy trì cán cân thương mại thặng dư trong 9 tháng đầu năm của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn", Bộ Công Thương nhìn nhận.

Lan Anh

Theo zingnews

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN