Giá cà phê lao dốc, nông dân Tây Nguyên đau xót mất hàng nghìn tỷ

16:14 | 08/01/2019

DNTH: Những diễn biến trong năm 2018 cho thấy, ngành cà phê của Việt Nam đang bộc lộ nhiều tồn tại. Đặc biệt là vụ cà phê năm nay bị mất mùa, lại thêm tình trạng giá giảm sâu liên tiếp, có lúc về dưới giá thành khiến người trồng cà phê ở Tây Nguyên thất thu nặng.

Mùa cà phê "đắng" vì thất thu nặng

Những ngày này, người dân các địa phương trong tỉnh Gia Lai nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung đang bước vào cuối vụ thu hoạch cà phê. Trái với không khí khẩn trương, tất bật của năm ngoái, năm nay nhiều chủ vườn cà phê tìm mãi mới thuê được người hái, lại rơi vào cảnh mất mùa, mất giá nên mặt ai cũng buồn thiu. Không ít vườn bị lỗ nặng, có bán hết cà phê cũng không đủ tiền tái đầu tư.

Theo ghi nhận tại huyện Ia Grai (Gia Lai) bà con nông dân đang thu hoạch những quả cà phê cuối cùng trên cây để trang trải chi phí công thuê hái.


gia ca phe lao doc, nong dan tay nguyen dau xot mat hang nghin ty hinh anh 1

 Nông dân xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) thu hoạch cà phê với nỗi buồn sản lượng và giá bán đều thấp.   Ảnh: Trần Hiền

Theo Bộ NNPTNT, định hướng đến năm 2020, Việt Nam sẽ có từ 25% sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan. Đây là một tín hiệu tốt để nâng giá trị cho cà phê xuất khẩu, tăng giá thành cà phê trong nước và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như nông dân trồng cà phê.

Trao đổi với chúng tôi, ông Rơ Len Lai (54 tuổi, trú tại thôn O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) cho hay: "Cà phê năm nay chán lắm, cả vườn nhà tôi khoảng 1.000 cây năm ngoái vẫn thu được 3 tấn nhân, năm nay chắc chưa được 1 tấn. Nhiều cây còn không có trái, thế nên thuê nhân công cũng chẳng ai buồn hái vì không đủ ngày công của họ. Hiện tại, cả gia đình phải làm cật lực mới hái xong 500 cây, còn khoảng 500 cây phải hái nốt, nếu để cây bung hoa là năm sau mất mùa hẳn".

Ông Vương Đình Danh (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cho hay, với 4ha cà phê, vụ năm ngoái gia đình ông thu được hơn 20 tấn cà phê nhân. Trừ chi phí chăm sóc, phân bón, công thuê hái hết khoảng 6 tấn, gia đình ông còn lãi 14 tấn.

“Nhưng năm nay thì chán lắm, chẳng buồn tính toán gì nữa vì 4ha chỉ thu được khoảng 12 tấn cà phê nhân, giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, công hái thì tăng cao (200.000 đồng/người/ngày). Hiện giờ, giá cà phê nguyên liệu cũng đang thấp quá, gia đình tôi quyết định tích trữ chờ giá lên cao mới bán hi vọng lãi được chút ít” - ông Danh nói.

Theo bà con nông dân, niên vụ vừa qua, đợt mưa kéo dài đúng lúc cây cà phê ra quả non khiến nhiều vườn bị rụng quả, dẫn tới năng suất giảm so với niên vụ trước.


gia ca phe lao doc, nong dan tay nguyen dau xot mat hang nghin ty hinh anh 2

Nông dân tỉnh Gia Lai và nhiều địa phương khác trên địa bàn Tây Nguyên đang vào cuối vụ thu hoạch cà phê, nhưng năm nay năng suất giảm nhiều so với năm ngoái. Ảnh: Trần Hiền

Ông Đào Lân Hưng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Ia Grai thông tin: "Tổng diện tích cà phê của huyện hiện khoảng 17.587ha, trong đó cà phê kinh doanh là 15.669ha, còn lại là cà phê tái canh. Theo đánh giá chung trên địa bàn huyện, năng suất cà phê năm nay giảm hơn nhiều so với năm ngoái, ước khoảng 2.000 tấn cà phê nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết bất lợi, mùa mưa kéo dài đến hơn 3 tháng nên cây cà phê không có điều kiện phát triển quả, quang hợp kém. Cũng do mưa nhiều nên các chùm quả thưa thớt, xảy ra tình trạng rụng quả, thối quả…".

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, năng suất cà phê toàn tỉnh vụ này chỉ còn bình quân 11,5 tấn quả tươi/ha, giảm gần 1/3 so với vụ năm ngoái.

Tại "vựa" cà phê Đăk Lăk, tình cảnh cũng không khá hơn. Bà Nguyễn Thị Thía ở thôn 1, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, có 2ha cà phê, vụ năm ngoái thu được hơn 5 tấn nhân nhưng vụ này chỉ được khoảng 3,5 tấn. "Giá cà phê năm ngoái đạt 37.000 đồng/kg, trong khi nhân công thu hái chỉ 200.000 đồng/ngày, còn năm nay công hái lên tới 300.000 đồng/ngày mà rất khó thuê. Với 2ha cà phê chi phí đầu tư ban đầu 150 triệu đồng, công chăm sóc 40-50 triệu đồng/ha thì với giá bán 33.000 – 34.000 đồng/kg như hiện nay, lỗ vài chục triệu là bình thường" – bà Thía nói.

Chưa có triển vọng tăng giá

Bà con nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cho biết, có lúc giá bán 1kg cà phê xuống tới gần 31.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất trung bình ở mức 35.000 đồng/kg nên hầu như ai cũng bị lỗ nặng.


gia ca phe lao doc, nong dan tay nguyen dau xot mat hang nghin ty hinh anh 3

Giá bán cà phê hiện đang ở mức dưới giá thành nên nhiều hộ quyết định "găm" hàng lại chờ giá cao hơn. 

Thông tin từ Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vifoca) cho hay, đợt khủng hoảng giá cà phê trong năm 2018 đã gây thiệt hại cho toàn ngành cà phê Việt Nam khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng, thiệt thòi nhất vẫn là nông dân trồng cà phê - người trực tiếp sản xuất. Nguyên nhân chính, vẫn là do giá cà phê trong nước bị ảnh hưởng từ giá cà phê thế giới liên tục "lao dốc" vì dư thừa.

Bộ NNPTNT cho biết, giá cà phê thời gian tới khó có thể khởi sắc do sản lượng vụ cà phê mới của Brazil đang rất dồi dào. Để tránh những tác động tiêu cực từ giá cà phê thế giới, giảm thiểu rủi ro cho ngành cà phê, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa khâu chế biến cà phê, xuất khẩu cà phê rang xay thay vì chủ yếu xuất khẩu cà phê thô như hiện tại.

Ông Phan Xuân Thắng – Phó Chủ tịch Vicofa cho biết, nếu đầu tư chế biến sâu, giá trị của sản phẩm cà phê có thể đạt 70 - 100 triệu đồng/tấn, trong khi giá bán cà phê nhân có lúc chỉ đạt 32-36 triệu đồng/tấn. Đáng tiếc là hiện cà phê chế biến sâu mới chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê nhân của Việt Nam.

Theo Dan Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN