Giá gạo Việt Nam và Ấn Độ tuần này tăng mạnh
10:34 | 19/03/2021
DNTH: Riêng gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống 505 – 513 USD/tấn, so với 505 – 515 USD/tấn của tuần trước, do thị trường tiếp tục trầm lắng.
Giá gạo xuất khẩu của cả Ấn Độ và Việt Nam tuần này đều tăng lên do nhu cầu tăng, trong bối cảnh Bangladesh mở cuộc đấu thầu mới để mua gạo tích trữ; riêng gạo Thái Lan tiếp tục giảm trong tuần qua, thông tin từ Reuters cho biết.
Trái với gạo Thái Lan, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần này vào khoảng 398 – 403 USD/tấn, so với 395- 401 USD/tấn cách đây một tuần, do lượng mua từ các doanh nghiệp mạnh lên và đồng rupee cũng tăng so với USD.
Được biết, nhu cầu đối với gạo Ấn Độ những tháng qua liên tục mạnh. Gần đây, tình trạng tắc nghẽn ở cảng biển khiến cho một số khách hàng giãn tiến độ mua, song việc vận chuyển đang bình thường trở lại thúc đẩy họ tăng cường mua vào.
Trong khi đó, giá gạo Việt Nam cũng tăng, với gạo 5% tấm xuất khẩu tuần này giá đạt 510 – 515 USD/tấn, so với 500 – 510 USD/tấn cách đây một tuần. Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết: "Nhu cầu (gạo Việt Nam) tăng lên từ khách hàng nước ngoài (Philippines, Bangladesh và Indonesia) – những khách hàng đang cần mua gạo vụ Đông Xuân, vụ có chất lượng tốt nhất trong năm".
Giá gạo xuất khẩu tăng được kỳ vọng sẽ đẩy giá lúa gạo nội địa giữ vững ở mức cao. Hiện nay, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 ổn định ở 9.600 đồng/kg.; gạo thành phẩm IR 504 ở 10.850 đồng/kg; giá tấm 1 IR 504 ở 9.100 đồng/kg; giá cám vàng ở 6.900 đồng/kg.
Trong buổi tiếp Đại sứ Philippines ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết sẽ đảm bảo cung cấp gạo ổn định và lâu dài cho khách hàng Philippines – thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Nhu cầu nhập khẩu gạo từ Bangladesh vẫn chưa hạ nhiệt. Tuần qua, thị trường này đã mở tiếp một phiên đấu giá để mua 50.000 tấn gạo, sau khi đã mua khá nhiều từ Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Đó là chưa kể các công ty tư nhân Bangladesh đã được cấp phép nhập khẩu 1 triệu tấn gạo.
Nước này là nhà sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, gần đây, Bangladesh đã chuyển hướng thành nước nhập khẩu gạo lớn do lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 2020.
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 656.045 tấn, giảm mạnh 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch cũng giảm 16,5% xuống gần 359,46 triệu USD; song giá trung bình tăng 18,2% lên 547,9 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021 cả nước xuất khẩu được 308.472 tấn gạo, tương đương 167,71 triệu USD, giá trung bình 543,7 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng đầu tiên của năm 2021, với mức giảm lần lượt 11,3%, 12,6% và 1,5%. So với tháng 2/2020, xuất khẩu trong tháng 2 cũng giảm mạnh 42% về lượng, giảm 29,6% kim ngạch nhưng tăng 21,7% về giá.
Trong tháng 2/2021, đáng chú ý một số thị trường chủ đạo sụt giảm mạnh so với tháng 1/2021.
Trong đó, xuất khẩu sang Philippines giảm trên 49% cả về lượng và kim ngạch, đạt 86.003 tấn, tương đương 46,25 triệu USD. Mặc dù trong tháng 2 xuất khẩu sang Philippines giảm mạnh, nhưng tính chung trong 2 tháng đầu năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 39% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch, đạt trên 255.874 tấn, tương đương 137,63 triệu USD, giá trung bình 537,9 USD/tấn, giảm 28,3% về lượng, giảm 11% về kim ngạch nhưng tăng 24% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng trong tháng 2/2021, xuất khẩu sang Ghana giảm 74% về lượng, giảm 70,5% về kim ngạch, đạt 10.202 tấn, tương đương 6,86 triệu USD; samg Malaysia giảm 63% cả về lượng và kim ngạch, đạt 6.341 tấn, tương đương 3,59 triệu USD. Ngược lại, các thị trường chủ đạo tăng mạnh trong tháng 2/2021 gồm có: Trung Quốc tăng 75,2% về lượng và tăng 77,5% kim ngạch, đạt 101.350 tấn, tương đương 53,5 triệu USD; Bờ Biển Ngà tăng 75,6% về lượng và tăng 51,6% kim ngạch, đạt 20.000 tấn, tương đương 10,06 triệu USD.
Tính chung trong 2 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu trên 656.045 tấn, kim ngạch gần 359,46 triệu USD, giá trung bình đạt 547,9 USD/tấn, giảm mạnh 29,4% về lượng, giảm 16,5% về kim ngạch nhưng tăng 18,2% về giá so với 2 tháng đầu năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong số các thị trường xuất khẩu gạo của nước ta với 159.198 tấn, tương đương 83,63 triệu USD, giá trung bình 525,3 USD/tấn, tăng mạnh 140,4% về lượng, tăng 125,6% về kim ngạch nhưng giảm 6,2% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 24% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Tiếp đến là thị trường Ghana, đạt 49.544 tấn, tương đương 30,06 triệu USD, giá 606,7 USD/tấn, giảm 1,6% về lượng, nhưng tăng 19% về kim ngạch và tăng 21% về giá so với cùng kỳ, chiếm 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ Biển Ngà cũng rất đáng chú ý với mức tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 28%, 63,7% và 27,8%, đạt 31.387 tấn, tương đương 16,69 triệu USD, giá 531,7 USD/tấn. Ngược lại, xuất khẩu gạo sang Malaysia 2 tháng đầu năm giảm mạnh 75% về lượng và giảm 67% kim ngạch so với cùng kỳ, nhưng tăng 32% về giá, đạt 23.471 tấn, tương đương 13,18 triệu USD, giá 561,7 USD/tấn.
Vũ Ngọc Diệp/Theo Nhịp sống kinh tế
Cùng chuyên mục
- Tags:
- gạo Thái Lan /
- giá gạo /
- gạo Ấn Độ /
- gạo /
- gạo Việt Nam /
- xuất khẩu gạo /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày
DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.
Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi
DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...
Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?
DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.
Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi
DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...
Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long
DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...
Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số
DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...