Gia Lai: Báo cáo về 2 nhà máy điện gió tại huyện Chư Prông
06:16 | 15/11/2024
DNTH: UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra 263/KL-TTCP ngày 19/7/2024 của Thanh tra Chính phủ.
Ngày 13/11, ông Rah Lan Chung-Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký văn bản số 216/BC-UBND về báo cáo tiến độ thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ theo kết luận 263/KL-TTCP. Trong đó có liên quan đến 05 dự án điện gió: Nhà máy điện gió Phát triển Miền núi, Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên, Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai, Nhà máy điện gió Chơ Long và Nhà máy điện gió Yang Trung.

Qua kiểm tra, rà soát việc dự án chuyển nhượng cổ phần khi chưa hoàn thành thủ tục đất đai, có 02 doanh nghiệp (nhà đầu tư thực hiện 02 dự án điện gió) chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp (cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác và không phải đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký kinh doanh) và không có quy định phải hoàn thành thủ tục về đất đai.
Việc chủ đầu tư sử dụng lao động nước ngoài nhưng không báo cáo cơ quan chức năng, hiện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đang triển khai thực hiện theo kế hoạch số 2015/KH-UBND ngày 23/8/2024 của UBND tỉnh.
Dự án Nhà máy điện gió Phát triển Miền núi
Dự án Nhà máy điện gió Phát triển Miền núi (huyện Chư Prông) của Công ty CP Điện gió Chư Prông Gia Lai, theo điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì cơ cấu vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư.
Ngày 21/7/2020, UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định số 325/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương đầu tư. Theo đó, tổng mức đầu tư là hơn 1.916 tỉ đồng, bao gồm vốn góp của nhà đầu tư hơn 383,381 tỉ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), vốn vay từ ngân hàng thương mại là 1.533 tỉ đồng (chiếm 80% tổng vốn đầu tư).
Hiện nay dự án cơ bản đã hoàn thành các hạng mục đầu tư, theo báo cáo tình hình thực hiện dự án ngày 20/5/2024 của nhà đầu tư thì tổng vốn đầu tư đã thực hiện dự án là 1.621 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 486,780 tỉ đồng (chiếm hơn 30%), tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Dự án Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên
Dự án Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên (tại huyện Chư Prông) của Công ty CP Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai; ngày 21/7/2020, UBND tỉnh ban hành quyết định số 326/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy, tổng mức đầu tư là hơn 1.917 tỉ đồng, bao gồm vốn góp của nhà đầu tư là 383,431 tỉ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), vốn vay từ ngân hàng thương mại là 1.533 tỉ đồng (chiếm 80% tổng vốn đầu tư).

Hiện nay dự án cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư, theo báo cáo của nhà đầu tư ngày 20/5/2024, tổng vốn đầu tư đã thực hiện dự án hơn 1.578 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 486,780 tỉ đồng (chiếm 30,83%). Tỉ lệ vốn chủ sở hữu tham gia đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện, Dự án Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên tại xã Thăng Hưng đã được điều chỉnh quy hoạch.
Thứ nhất, diện tích đất cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên đã được UBND tỉnh Gia Lai thống nhất chủ trương cho phép điều chỉnh, bổ sung ranh giới tại các xã: Bàu Cạn, Thăng Hưng (huyện Chư Prông) tại văn bản số 2975/UBND-CNXD ngày 26/12/2019. Do vậy, việc địa điểm thực hiện dự án này bổ sung phần diện tích đất tại xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông đã được điều chỉnh từ năm 2019, trước thời điểm bổ sung dự án và Quy hoạch điện VII điều chỉnh theo các văn bản số 795/TTg-CN ngày 25/6/2020 và văn bản số 911/TTg-CN ngày 15/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, việc thẩm định, trình UBND tỉnh điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại quyết định số 615/QĐ-UBND, ngày 11/11/2020 được thực hiện trên cơ sở hồ sơ đăng ký của nhà đầu tư và các ý kiến tham gia thẩm định của các sở, ngành, địa phương.
Vị trí thực hiện dự án (bổ sung xã Thăng Hưng) phù hợp với kế hoạch sử dụng đất huyện Chư Prông năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 17/2/2020. Việc bổ sung địa điểm thực hiện Dự án Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên của Công ty CP Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai (đăng ký điều chỉnh thành: xã Bàu Cạn, xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông) là phù hợp với các văn bản của UBND tỉnh và Sở Công thương.

Nhà máy Điện gió Phát triển Miền núi (công suất 50 MW) và Chế biến Tây Nguyên (công suất 50 MW), 2 dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 3.800 tỉ. Dự kiến, cả 2 dự án có tổng sản lượng điện hơn 319,5 triệu kW/năm, doanh thu hơn 627,6 tỷ đồng/năm, khi đi vào hoạt động nộp ngân sách nhà nước hơn 125 tỷ đồng/năm. Khi hoàn thành, 2 nhà máy này sẽ đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng điện của khu vực và bổ sung cho lưới điện quốc gia, là điểm đến du lịch hấp dẫn.

Minh Vỹ
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Dự án Nhà máy điện gió Phát triển Miền núi /
- Dự án Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên /
- Kết luận Thanh tra Chính phủ 263 /
- Huyện Chư Prông /
- Gia Lai /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Tưới ngập – khô xen kẽ: Thay đổi nhỏ cho bài toán lớn trồng lúa
DNTH: Kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ (AWD) đang nổi lên như một giải pháp thực tiễn, phù hợp với điều kiện canh tác lúa tại nhiều vùng đồng bằng. Không phải là công nghệ đắt đỏ hay đòi hỏi máy móc hiện đại, AWD chỉ là...

Hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Cầu Đồng 9
DNTH: Từ một vùng quê thuần nông còn nhiều khó khăn, thôn Cầu Đồng 9 ( Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ với diện mạo mới khang trang, đời sống nhân dân đổi thay từng ngày. Đó là kết quả của...

Bắc Giang: Nông nghiệp giữ vững ổn định, hướng đến phát triển bền vững
DNTH: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và Nhân dân, bức tranh kinh tế Bắc Giang quý I năm 2025 đã ghi nhận nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực...

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.
Đô thị cuộc sống
-
Mức hỗ trợ đóng BHYT mới nhất từ ngân sách theo Luật BHYT sửa đổi từ tháng 7/2025
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...