Gia Lai: Năng lượng tái tạo đóng góp nghìn tỷ vào ngân sách nhà nước

14:01 | 15/02/2025

DNTH: Là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 cả nước, Gia Lai phấn đấu trở thành một trong những trung tâm năng lượng tái tạo của quốc gia.

Tiềm năng năng lượng tái tạo

Gia Lai có 86 dự án năng lượng tái tạo còn trong quy hoạch, với tổng công suất lên tới 4.684,69 MW. Cụ thể: 58 dự án thủy điện (2.682,69 MW), 2 dự án điện sinh khối (129,6 MW), 9 dự án điện mặt trời (787 MWp, tương đương 630 MW), 17 dự án điện gió (1.242,4 MW), 3.242 hệ thống điện mặt trời mái nhà (tổng công suất gần 604 MWp).

Đến nay, tỉnh đã đưa vào vận hành 3.250,69 MW, trong đó thủy điện chiếm 2.251,69 MW, điện mặt trời 61 MW, điện gió 808,4 MW và điện sinh khối 129,6 MW.

Gia Lai: Năng lượng tái tạo đóng góp nghìn tỷ vào ngân sách nhà nước 3
Nhà máy Thủy điện Ialy. Ảnh: Minh Vỹ.
Gia Lai: Năng lượng tái tạo đóng góp nghìn tỷ vào ngân sách nhà nước 1
Cánh đồng điện gió tại Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), tỉnh được phân bổ công suất tăng thêm trong giai đoạn 2021-2030 là 1.735 MW, gồm: thủy điện Ialy mở rộng công suất 360 MW, thủy điện nhỏ 71 MW, điện gió 1.281 MW, điện rác 15 MW, điện mặt trời mái nhà 8 MW. Riêng điện mặt trời nối lưới đang kiến nghị xem xét bổ sung.

Cục Thuế tỉnh Gia Lai-cho biết, những năm gần đây, các dự án năng lượng tái tạo đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trung bình từ 900-1.000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 16% tổng thu ngân sách tỉnh. Khi các dự án điện gió, điện mặt trời và thủy điện Ialy mở rộng đi vào vận hành thương mại ổn định, nguồn thu này sẽ còn gia tăng.

Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-chia sẻ, hiện nay, tỉnh đang triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoàn thiện, bổ sung nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp năng lượng. Bên cạnh đó, tỉnh đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đưa các dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành đủ các thủ tục sớm đi vào vận hành thương mại.

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho 10 dự án điện gió, điện mặt trời

Ngày 14/2, nguồn tin cho biết, UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm đề nghị giải quyết những vướng mắc liên quan đến 5 dự án điện gió và 5 dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.

5 dự án điện gió đang gặp khó khăn bao gồm: Nhà máy điện gió Chơ Long, Nhà máy điện gió Yang Trung, Nhà máy điện gió Ia Pech, Nhà máy điện gió Phát triển Miền Núi và Dự án điện gió Chế biến Tây Nguyên. Tổng mức đầu tư của các dự án này gần 20.000 tỷ đồng.

Dù các công trình xây dựng đã hoàn tất, các dự án vẫn chưa thể đi vào vận hành thương mại. Nguyên nhân chính xuất phát từ những vướng mắc liên quan đến Thông báo kết luận số 263/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ năm 2024. UBND tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo cơ quan chuyên môn sớm kiểm tra công tác nghiệm thu và cấp giấy phép hoạt động điện lực để các dự án được đưa vào vận hành.

Gia Lai: Năng lượng tái tạo đóng góp nghìn tỷ vào ngân sách nhà nước 2
Điện gió tại Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ.

Bên cạnh đó, 5 dự án điện mặt trời có tổng công suất lên đến 663MWp, gồm: Krông Pa 2 (49 MWp), Chư Ngọc - EVNLICOGI 16 (giai đoạn 2: 25 MWp), KN Ia Ly - Gia Lai (500 MWp), Phú Thiện (40 MWp), Trang Đức (49 MWp).

Mặc dù đã được cấp chủ trương đầu tư, các dự án này chưa được bổ sung vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Điều này khiến chủ đầu tư chưa có cơ sở triển khai thực hiện. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 5 dự án này vào quy hoạch.

Đại diện chủ đầu tư của Nhà máy điện gió Phát triển Miền Núi và Nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên cho biết, hai dự án có tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng đã hoàn thiện từ 3 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp phép phát điện. Điều này khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề do thiết bị xuống cấp, chi phí lãi vay gia tăng, thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cần cơ chế để hiệp hội tham gia giám sát thực thi Nghị quyết 68

DNTH: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Chính phủ hoàn tất, trình Quốc hội, với tốc độ làm việc rất nhanh.

Thông tin mới nhất về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

DNTH: Việt Nam thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng bền vững với Hoa Kỳ trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên.

Quảng Ninh: Triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh hiện đại, hiệu quả

DNTH: Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đang thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

DNTH: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ...

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân

DNTH: Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm dấn thân, nỗ lực đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

XEM THÊM TIN