Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

21:40 | 06/11/2024

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

Cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, đối với nội dung 2 của Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, tỉnh Gia Lai triển khai xây dựng 7 chợ.

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, hiện tại chợ xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) và chợ xã Sró (huyện Kông Chro) đã hoàn thành, đi vào hoạt động. 4 chợ còn lại đang triển khai xây dựng gồm: chợ xã Ia Lang (huyện Đức Cơ), chợ xã Ia Mláh (huyện Krông Pa), chợ xã Ia Bă (huyện Ia Grai) và chợ xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện). Riêng chợ xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) dự kiến xây dựng vào năm 2025.

Theo ông Trần Văn Nhơn-Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng: “Chợ xã có 2 khu vực kinh doanh cố định, gồm khu nhà lồng 20 lô, khu ngoài nhà lồng 14 ki ốt. Hiện nay công trình đã được đưa vào sử dụng, đã có 50% số ki ốt và khu nhà lồng được tiểu thương bày bán nhiều mặt hàng khác nhau. Xã miễn tiền thuê mặt bằng kinh doanh cố định tại chợ trong 2 năm (2024-2025) để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh. Từ ngày chợ đi vào hoạt động, công tác quản lý an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy thuận lợi hơn”.

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2
Chợ xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang). 

Một phụ nữ người Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng chia sẻ: “Từ ngày chợ mới của xã đi vào hoạt động, mỗi tuần mình đến đây đi chợ từ 3 đến 4 lần. Chợ ở đây sạch sẽ, chỗ đậu xe rộng rãi, an toàn, không lo hỏa hoạn, cháy nổ. Đến chợ mình được gặp lại nhiều người quen cũ, làm quen với nhiều người mới, đây là dịp giao lưu, trao đổi từ công việc nương rẫy đến gia đình của mỗi người”.

Tại huyện Đức Cơ, chợ xã Ia Lang được đầu tư 2 tỷ đồng, xây dựng nhà lồng chính trên diện tích gần 400m2, dự kiến bố trí 22 ki ốt, theo kế hoạch vào ngày 15/12/2024 chợ sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động.

Ông Nguyễn Đông Phai-Chủ tịch UBND xã Ia Lang cho biết, từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa có chợ đúng nghĩa, chỉ là một số điểm bà con buôn bán nhỏ lẻ, tự phát. Người dân trong xã rất vui mừng vì không lâu nữa xã có chợ. Chợ nằm trên trục đường chính, vị trí trung tâm, ngã ba của làng Klũh Yẽh, làng Gào, làng Le 1.

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số 3
Chợ xã Ia Lang (huyện Đức Cơ) sắp đi vào hoạt động. Ảnh: Minh Vỹ.

“Hiện nay xã đã lập Ban quản lý chợ, thông báo nội qui, qui chế hoạt động của chợ, tích cực vận động bà con ở tất cả các làng vào chợ buôn bán. Hi vọng, khi đi vào hoạt động, tất cả các ki ốt trong chợ sẽ phủ kín. Xã Ia Lang sắp có chợ, giúp bà con dễ dàng buôn bán sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, chợ giúp người dân gìn giữ những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào mình, tạo thuận lợi cho bà con giao lưu, buôn bán, nâng cao thu nhập”, Chủ tịch UBND xã Ia Lang chia sẻ.

Đề xuất xây mới 16 chợ, nâng cấp 3 chợ

Chợ là kênh thương mại truyền thống, lâu đời, giải quyết vấn đề dân sinh, thúc đẩy, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện văn hóa đặc trưng của địa phương. Đồng thời, với đặc trưng của tỉnh Gia Lai như địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều… việc duy trì và phát triển mạng lưới chợ trong thời gian đến là cần thiết, góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và dịch vụ, tiêu thụ nông sản hàng hóa và cung cấp đầy đủ vật tư, hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số 4
Tiểu thương buôn bán tại Chợ xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang). 

Theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, đa phần chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung, chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng đã xuống cấp, nhu cầu xây mới, cải tạo, nâng cấp lại các chợ để phục vụ cho việc mua bán, trao đổi của người dân rất cần thiết. Việc xây mới, phát triển mạng lưới chợ, nhất là các chợ xã, liên xã, biên giới còn gặp nhiều khó khăn về ngân sách, thu hút đầu tư. Đối với các địa phương được lựa chọn để đầu tư xây dựng chợ theo quy định, việc cân đối nguồn vốn đối ứng là rất khó, do nguồn thu ngân sách thấp; trong khi đó còn nhiều nội dung cấp bách cần đầu tư ưu tiên như y tế, giáo dục, văn hóa…

Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Công Thương xem xét đề xuất kinh phí Trung ương hỗ trợ xây mới 16 chợ; cải tạo, nâng cấp 03 chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đồng thời, kiến nghị Bộ Công An xem xét sửa đổi quy định về danh mục đầu tư trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đối với chợ hạng III nhằm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN