Giá lợn hơi giảm kỷ lục, người nuôi lao đao

09:43 | 15/05/2021

DNTH: Giá lợn rơi xuống mức đáy và chưa có dấu hiệu ngừng giảm, người chăn nuôi đang lo sốt vó vì càng nuôi càng lỗ, nhiều người không chịu được nói sẽ bỏ chuồng.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, ngày 13/5, tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi dao động trong khoảng 64.000-69.000 đồng/kg. Ở TP Hà Nội, giá lợn hơi giảm xuống mức 67.000 đồng/kg. Hiện tại, miền Bắc là khu vực có giá lợn hơi thấp nhất cả nước Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, mức giá lợn hơi khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg. Còn tại khu vực miền Nam, giá thịt lợn từ 67.000 đến 71.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi giảm kỷ lục, người nuôi lao đao

Với mức giá như hiện nay, người chăn nuôi hầu như không có lãi

So với thời điểm này năm ngoái, giá lợn hơi trên cả nước giảm 23.000 - 26.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, “thủ phủ” chăn nuôi lợn của cả nước, giá lợn hơi của Cty Cổ phần chăn nuôi C.P tiếp tục giảm thêm 1.500 đồng, xuống còn 71.500 đồng/kg.

Giá thịt lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt trong nhiều tháng qua, khiến không ít nông dân thua lỗ, phải bỏ chuồng.

Nguyễn Văn Hùng (Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, gia đình anh có khoảng 200 con lợn thịt và nái. Từ đầu năm 2021, anh phải bán non bớt lợn bởi không gánh nổi chi phí. Riêng tiền thức ăn chăn nuôi, so với năm ngoái, mỗi tháng anh phải chi thêm 40 triệu đồng.

 

“Nếu mức giá bình quân hiện nay khoảng 70.000 đồng/kg lợn hơi, chúng tôi nuôi khéo lắm cũng chỉ lãi được 600 - 1.000.000 đồng/con. Nếu giá thức ăn tiếp tục tăng cao, càng nuôi chúng tôi càng lỗ”, anh Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, nguyên nhân giá thịt lợn giảm là nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn, trong khi việc tái đàn ở trong nước vẫn đạt hơn 70%. Trong quý 1/2021, Việt Nam nhập khẩu gần 169.300 tấn thịt và sản phẩm từ thịt; tăng 0,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thịt lợn nhập khẩu là 34.650 tấn; tăng hơn 101% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, theo ông Trọng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp việc vận chuyển, tiêu thụ trở nên khó khăn, nhiều nông dân lo ngại lúc đấy sẽ không bán được nên với mức giá nào họ cũng cho xuất chuồng. Đặc biệt, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong nhiều tháng qua, khiến người dân không chịu nổi đành bán tống, bán tháo.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng

Trong khi giá thịt lợn giảm, giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp tăng mạnh. Hàng loạt DN thức ăn chăn nuôi vừa tiếp tục thông báo tăng giá. Cty Vina Miền Bắc tăng 300 – 3.000 đồng/kg giá đối với tất cả các sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ ngày 10/5.

Công ty TNHH Guyomarc’h-VCN cho biết, cũng buộc phải tăng giá bán sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm, do nguyên liệu ngày càng tăng cao. Các loại thức ăn hỗn hợp cho lợn con tăng 400 đồng/kg; cho lợn nái và lợn thịt tăng 350 đồng/kg. Cty Cổ phần ABC Việt Nam, Cty TNHH Cargill Việt Nam, Cty C.P Việt Nam cũng điều chỉnh giá bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi 330 - 4.000 đồng/kg từ đầu tháng 5/2021.

 
 

 Dương Hưng

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN