Giá thịt lợn bắt đầu giảm 'nhiệt'

11:21 | 10/03/2020

DNTH: Sau khi Thủ tướng yêu cầu 3 bộ NN&PTNT, Công Thương và Tài chính báo cáo về giá thịt lợn hơi tăng cao, mặt hàng này đã bắt đầu có xu hướng giảm.

Giá lợn hơi có xu hướng giảm

Ngày 6/3, Văn phòng chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ba bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công Thương, Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá tại thông báo của Văn phòng Chính phủ về bảo đảm cân đối cung cầu và kiểm soát giá thịt lợn, báo cáo tình hình thực hiện trước ngày 10/3, nêu rõ trách nhiệm của việc tăng giá này.

Ngay sau đó, thị trường thịt lợn ở miền Bắc bắt đầu có dấu hiệu giảm nhiệt. Đại diện ban quản lý chợ đầu mối gia súc gia cầm lớn nhất miền Bắc tại Hà Nam cho biết: "Hiện tại giá lợn hơi giảm từ 84.000 đồng/kg xuống quanh mức 80.000 đồng/kg. Lượng lợn về chợ vẫn tương đối ổn định quanh mức 500-700 con/ngày, không có biến động về số lượng". Vào tuần trước, giá lợn hơi có thời điểm đã vọt lên 88.000 - 90.000 đồng/kg tại chợ này.

Giá thịt lợn bắt đầu giảm nhiệt - Ảnh 1.

Giá lợn hơi đang có xu hướng giảm sau nhiều ngày tăng cao. (Ảnh: Ngọc Khánh)

Còn tại nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội, theo ghi nhận, giá thịt lợn cũng giảm so với hồi tuần trước. Theo các tiểu thương, hiện tại giá nhập vào loại thịt mảnh là 115.000 - 120.000 đồng/kg, trong khi đó mấy ngày trước có lúc lên tới 130.000 đồng/kg. So với tuần trước, đến nay giá thịt lợn giảm khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg tất cả các mặt hàng.

Giá thịt lợn bắt đầu giảm nhiệt - Ảnh 2.

Giá lợn hơi tại miền Bắc giảm rõ rệt. (Ảnh: Ngọc Khánh)

Cân đối nguồn cung thịt lợn, bình ổn thị trường

Theo báo cáo của Cục Thú y - Bộ NN&PTNT (là cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu), tính đến hết tháng 2/2020, Việt Nam nhập khẩu 65.865 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn và sản phẩm thịt lợn các loại đạt 13.816 tấn, chiếm 21% tổng lượng thịt nhập khẩu, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019.

Cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt-lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương…từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Canada (chiếm 33,1%), Đức (chiếm 25,4%), Brazil (chiếm 16,1%), Ba Lan (chiếm 15,8%), Hoa Kỳ (chiếm 7,8%)... Thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đều đang chịu thuế MFN với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Úc, Nhật Bản, Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu vào khoảng từ 3 - 21%.

Giá thịt lợn bắt đầu giảm nhiệt - Ảnh 3.

Thị trường thịt lợn tại Việt Nam sẽ sớm ổn định, nguồn cung không thiếu. (Ảnh: Ngọc Khánh)

Ông Viktor Linnik, Chủ tịch Tập đoàn Miratorg - một trong những nhà cung cấp thịt gia súc, gia cầm lớn nước Nga - trong buổi làm việc mới đây với Bộ NN&PTNT cho biết, sắp tới tập đoàn sẽ xuất 50.000 tấn thịt lợn đông lạnh Nga sang Việt Nam trong năm nay. Tập đoàn hiện đang sản xuất 400.000 tấn thịt lợn mỗi năm, sau 2 năm dự kiến tăng lên 900.000 tấn; sản xuất thịt bò hiện khoảng 200.000 tấn/năm, 2 năm sau kế hoạch là 350.000 tấn. Thịt lợn của tập đoàn sản xuất theo quy trình khép kín từ chăn nuôi, chế biến thức ăn đến giết mổ để kiểm soát chất lượng và giảm được giá thành.

Bộ Công Thương cũng cho biết hiện đang tăng cường các hoạt động truyền thông về giá cả, nguồn cung, sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt “nóng” nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin và gây bất ổn thị trường; đồng thời, cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều đoàn làm việc với các địa phương trọng điểm nhằm bàn các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng nông sản, trong đó chú trọng đến mặt hàng thịt lợn.

Theo VTC News

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN