Giá thịt lợn vẫn neo cao, chậm nhất đến cuối 2020 mới có thể 'hạ nhiệt'

13:58 | 06/07/2020

DNTH: Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Vinh Phú, ở thị trường nội địa, giá thịt lợn còn neo cao thời gian dài, chậm nhất đến cuối 2020 mới có thể khắc phục được, với điều kiện các bộ ngành phải có giải pháp toàn diện từ tái đàn, nhập lợn lạnh, lợn sống từ bây giờ.

Giá thịt lợn ở thị trường nội địa hiện vẫn neo cao. Ảnh: 

Phát biểu tại hội thảo khoa học chủ đề “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo năm 2020”, do Học viện Tài chính tổ chức mới đây, sau khi phân tích các chỉ số kinh tế tăng, giảm trong 6 tháng đầu năm 2020, chuyên gia kinh tế Nguyễn Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội siêu thị TP. Hà Nội, cho rằng, câu chuyện về giá thịt lợn hơi bán ra trong những tháng vừa qua với một mức giá quá đáng của một số tập đoàn chăn nuôi đã thực sự gây dư luận không tốt cho xã hội tiêu dùng.

Trong khi người tiêu dùng trong thời gian có dịch đã bị giảm thu nhập do giãn việc, nghỉ việc, túi tiền bị eo hẹp so với trước, thì giá lợn hơi như “con ngựa bất kham” liên tục tăng cho đến đỉnh điểm 100.000đ – 105.000đ/kg, và giá bán lẻ tại chợ khoảng 250.000đ/kg với loại thịt ngon nhất.

Còn ở một số siêu thị giá còn cao hơn chợ đến 30-40%, đẩy giá thịt lợn ở thị trường lên 300.000đ – 350.000đ/kg. Có lẽ mức giá này đang ở mức cao nhất nhì thế giới mà người tiêu dùng đang phải chịu đựng nhiều tháng nay.

“Trăn trở ở chỗ, mặc dù theo lời nhắn nhủ của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp, 15 công ty chăn nuôi lớn đã nhất trí giơ tay để giảm giá lợn hơi từ 80.000đ xuống 70.000đ/kg, vậy mà chỉ một thời gian ngắn, nhiều công ty chăn nuôi này đã liên kết ngang trong 7 ngày tăng 9 giá, đưa giá lợn hơi trở lại mức 79.000đ/kg hơi mà không hề có một động thái báo cáo nào lên cấp trên. Điều này cần được điều tra làm rõ về vi phạm Luật Cạnh tranh”, ông Phú bức xúc nói.

Theo ông Phú, chính những tác động của các tập đoàn có số lượng lợn lớn trên thị trường đã làm cho giá thị lợn tăng trở lại. Thậm chí có câu chuyện bán hàng của các công ty chăn nuôi cho các công ty liên kết của mình mà không bán thẳng cho lò giết mổ, hoặc hiện tượng phải nộp tiền chênh lệch từ 15.000 -20.000 đồng/kg lợn hơi mới được bắt lợn cho cán bộ nghiệp vụ công ty chăn nuôi…

Những hiện tượng trên cộng với phần trăm chi phí của các khâu giết mổ, bán buôn và chiến khấu khâu bán lẻ đã khiến giá thịt từ chuồng trại đến tay người tiêu dùng tăng từ 50-60%.

“Khâu cung ứng lợn và khâu trung gian là hai tác nhân chính đẩy giá lợn trong giai đoạn vừa qua lên cao một cách vô lý. Những biện pháp về nhập thịt lợn lạnh ở các nước hay tái đàn trong vài tháng qua chưa có hiệu quả tích cực, nguồn cung thịt lợn vẫn thiếu do những dự báo không chính xác của ngành nông nghiệp, dẫn tới xử lý tình huống lúng túng, bị động bởi những dự báo không chính xác rằng cuối quý II, đầu quý III/2020, đàn lợn nội địa sẽ trở lại gần như bình thường, và giá cả sẽ được giảm xuống mức giá theo chỉ đạo của Chính phủ”, ông Phú thẳng thắn bày tỏ.

Nhận định về giá thịt lợn thời gian tới, ông Phú cho rằng, ở thị trường nội địa giá thịt lợn sẽ còn neo cao một thời gian dài, chậm nhất là đến cuối 2020 mới có thể khắc phục được với các điều kiện, các bộ ngành phải có những giải pháp hiệu quả, toàn diện từ tái đàn, nhập lợn lạnh, nhập lợn sống… từ bây giờ.

Theo các chuyên gia, chậm nhất đến cuối 2020 giá thịt lợn mới có thể hạ nhiệt. Ảnh: T.L

PGS. TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, cho rằng, các cơ quan quản lý giá ngay từ đầu không điều hành giá thịt lợn bằng cơ chế cung - cầu, mà áp biện pháp hành chính buộc phải xuống 75.000 đồng/kg rồi 70.000 đồng/kg.

“Như vây, càng quản lý theo mệnh lệnh hành chính thì càng “thua” trong cơ chế thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vui quá sớm khi phát thông tin cho rằng, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã giảm giá heo hơi xuống 70.000 đồng/kg. Giảm đâu được vài bữa, bán ra nhỏ giọt vài trăm con, các công ty đã đẩy giá lên 81.000 đồng/kg. Nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương cho nhập thịt đông lạnh, rồi nhập heo sống... Bộ hứa tháng 7, tháng 8 thị trường sẽ bình ổn. Tuy nhiên đến giờ giá vẫn neo cao. Qua đây cho thấy sự yếu kém trong quản lý điều hành của cơ quan quản lý. Đó cũng là lý do khiến người tiêu dùng bảo mua thịt rẻ chỉ có lên ti vi mà mua”, ông Long bức xúc nói.

Đưa ra giải pháp để giải quyết tình trạng này, theo chuyên gia Nguyễn Vinh Phú, Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, có cơ sở pháp lý để bảo vệ thị trường trong nước và việc việc tiêu thụ hàng hóa trong nước.

“Nhà nước cần chú trọng chỉ đạo công tác kiểm soát thị trường một cách công khai, minh bạch, không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Cần làm trong sạch đội ngũ kiểm soát thị trường để tăng hiệu quả trong công việc, và nghiêm minh trong kiểm soát, hỗ trợ cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm của các tổ chức cá nhân và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, ông Phú nêu ý kiến.

Theo https://doanhnhantrevn.vn/gia-thit-lon-van-neo-cao-cham-nhat-den-cuoi-2020-moi-co-the-ha-nhiet-182662.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN