Giá thịt lợn vẫn tăng hàng ngày giữa “thủ phủ” chăn nuôi

10:09 | 27/04/2020

DNTH: Dù Chính phủ đã liên tục chỉ đạo về việc bình ổn giá thịt lợn từ ngày 1-4, nhưng giá lợn hơi và thịt thành phẩm tại các chợ truyền thống ở Đồng Nai gần đây vẫn liên tục tăng. Thậm chí, giá thịt lợn “nhảy múa” hàng ngày ngay giữa “thủ phủ” chăn nuôi.

Hiện các loại thịt thành phẩm bán lẻ tại các chợ truyền thống như thịt ba chỉ giá 130 ngàn đồng/kg, thịt đùi, mông giá 125 ngàn/kg và sườn non có giá 160 ngàn đồng/kg…

Theo nhiều tiểu thương, giá thịt tăng mạnh là do giá lợn hơi thu mua đầu vào tăng lên mức 80-85 ngàn đồng/kg. Giá thịt lợn tiếp tục tăng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp đã khiến đời sống người dân càng thêm chật vật và tiểu thương bán lẻ tại các chợ cũng ế ẩm, thu nhập từ đó cũng giảm mạnh.

Giá thịt lợn vẫn tăng hàng ngày giữa “thủ phủ” chăn nuôi - Ảnh 1.

Giá bán lẻ thịt lợn tăng từng ngày đã khiến số lượng tiêu thụ giảm.

Bà Hoàng Thị Thanh Linh, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ cho biết, thời điểm này giá lợn hơi ở mức hơn 85 nghìn đồng/kg nhưng không có để bán. Nguyên nhân do đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua đã khiến trang trại bị tiêu hủy hơn 4.000 con. Lúc này, trang trại của bà Linh chỉ còn khoảng 60 con lợn thịt còn sót lại qua đợt dịch nên hộ của bà chỉ dám dè dặt trong việc tái đàn.Chị Đỗ Thị Lan, một tiểu thương ở Chợ Tân Hiệp, TP Biên Hòa cho hay, hiện mỗi ngày chỉ còn bán được khoảng 50kg thịt thành phẩm, giảm gần 5 lần so với lượng thịt bán ra trước đây. Cũng theo chị Lan, những ngày qua giá thịt lợn thành phẩm có ngày lên 3 ngàn đồng/kg, có ngày lên 5 ngàn đồng/kg nên lượng người mua cũng theo đó giảm đi.

Theo bà Linh, với giá lợn như trên, người chăn nuôi sẽ thu lãi khoảng hai triệu đồng trên mỗi con lợn thịt xuất chuồng. Tuy vậy, nguồn lợn thịt cung cấp ra thị trường chủ yếu được các thương lái thu mua từ các trang trại lớn và của các doanh nghiệp. Nguồn lợn thịt còn trong dân hiện còn lại rất ít, thậm chí một số xã của Đồng Nai trước đây có đến hàng trăm ngàn con lợn thịt nhưng giờ cũng không còn để bán.

Một nguyên nhân khác khiến giá thịt lợn "nhảy múa" là do khâu trung gian từ khi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải trải qua quá nhiều khâu và chịu nhiều phí nên giá thịt thành phẩm đã bị đẩy lên cao ngất ngưởng. Một số thương lái vận chuyển lợn thịt từ Đồng Nai đi TP Hồ Chí Minh cho rằng, dù các doanh nghiệp lớn công bố giảm giá lợn hơi, nhưng thực tế để mua được lợn từ các DN chăn nuôi với giá gốc là không hề dễ dàng.

Nhiều DN chăn nuôi thường bán cho các đối tác truyền thống nên thương lái phải mua lại thông qua khâu trung gian này. Thực trạng trên dẫn đến giá lợn thịt bị đẩy lên cao hơn so với giá các doanh nghiệp niêm yết.

Theo ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, cho dù 15/15 doanh nghiệp lớn đã cam kết với Chính phủ là hạ giá lợn hơi xuống mức 70 nghìn đồng/kg từ ngày 1-4, song lượng lợn thịt cung cấp từ các doanh nghiệp này ra thị trường chỉ nhỏ giọt, không đủ để điều tiết thị trường. Giá lợn thịt do quy luật cung cầu chi phối, cung không đủ cầu đã đẩy giá lợn thịt tăng cao.

Cũng theo ông Vinh, tỉnh Đồng Nai khuyến khích các doanh nghiệp cùng với địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tái đàn trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học đồng thời kiểm soát giết mổ phải chặt chẽ để sớm ổn định lại giá lợn thịt.

Ông Lê Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Nai cho biết, ngành Công Thương đang phối hợp với Công ty chăn nuôi cổ phần để mở thêm nhiều điểm bán thịt giảm giá ở mức 10-15%  so với giá thị trường. Hiện đã có 26 điểm như vậy được mở bán. Sở Công Thương cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng sản phẩm thịt lợn; kiểm tra hiện tượng đầu cơ găm hàng, làm giá để xử lý.

Ngoài ra, Sở Công Thương Đồng Nai cũng sẽ đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết để giảm bớt khâu trung gian, để lợn thịt từ trang trại, đến khâu giết mổ và ra thẳng chỗ người tiêu dùng. Để góp phần kiềm chế giá thịt lợn trong tình hình hiện nay, Sở Công Thương Đồng Nai cũng khuyến khích người dân sử dụng thịt đông lạnh nhập khẩu cùng với việc giảm tỷ trọng thịt lợn trong khẩu phần ăn của gia đình.

Trong khi đó, đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh thịt lợn với số lượng lớn trên địa bàn Đồng Nai cho rằng, để giảm được giá bán lẻ mặt hàng thịt lợn hiện nay, nguồn cung cấp lợn thịt phải được bảo đảm ổn định và có phương án bình ổn giá từ các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cần có phương án điều tiết, hỗ trợ đẩy nhanh việc tái đàn một cách phù hợp.

Theo Công an nhân dân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN