Giá xuất khẩu cà phê bình quân sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

12:29 | 27/11/2023

DNTH: Tháng 10/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ ghi nhận mức cao kỷ lục 3.586 USD/tấn, tăng 9,9% so với tháng 9/2023 và tăng 45,1% so với tháng 10/2022.

Giá xuất khẩu cà phê bình quân sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục
Giá xuất khẩu cà phê bình quân sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 10/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 1,76 nghìn tấn, trị giá 6,31 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái giảm mạnh 78,8% về lượng và giảm 69,3% về trị giá.

Lũy kế 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 93,84 nghìn tấn, trị giá 224,97 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 10/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ ghi nhận mức cao kỷ lục 3.586 USD/tấn, tăng 9,9% so với tháng 9/2023 và tăng 45,1% so với tháng 10/2022.

Tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.397 USD/tấn.

Việt Nam đang xuất khẩu các chủng loại cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến sang thị trường Hoa Kỳ. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta chiếm 79% tổng kim ngạch trong 10 tháng năm 2023, cao hơn so với tỷ trọng 68,4% cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê Arabica và chế biến sang Hoa Kỳ giảm, chiếm lần lượt 10,46% và 10,54% trong 10 tháng năm 2023, thấp hơn so với tỷ trọng 16,97% và 14,63% trong 10 tháng năm 2022.

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ cũng cho hay, diễn biến giá nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2023, giá nhập khẩu bình quân cà phê vào Hoa Kỳ đạt mức 5.784 USD/tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hoa Kỳ từ hầu hết các nguồn cung chủ lực giảm, ngoại trừ Việt Nam. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 8,9% trong 9 tháng đầu năm 2022 lên 11,6% trong 9 tháng đầu năm 2023.

Những ngày giữa tháng 11/2023, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới tiếp tục tăng do yếu tố thời tiết không thuận lợi tại các vùng trồng cà phê ở Việt Nam. Giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng theo giá thế giới.

Diện tích trồng cà phê ở Việt Nam giảm gần một nửa do biến đổi khí hậu.
Diện tích trồng cà phê ở Việt Nam giảm gần một nửa do biến đổi khí hậu.

Nhận định về ngành hàng cà phê trong lâu dài, CNN (Mạng truyền hình cáp tại Hoa Kỳ) trích ý kiến của một số chuyên gia cho rằng đến năm 2050, nhiệt độ tăng có thể làm giảm tới 50% diện tích thích hợp để trồng cây cà phê trên thế giới.

CNBC bình luận: Hiện tượng thời tiết El Nino đang khiến các nước sản xuất hạt cà phê Robusta như Việt Nam hay Indonesia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Robusta chiếm 40% sản lượng cà phê toàn cầu. Còn hạt Arabica vốn được coi là chất lượng tốt hơn với giá cao hơn, chiếm tới 60% đang được trồng nhiều ở khu vực Mỹ Latinh cũng bị đe doạ. Sản lượng cà phê giảm sút, sẽ khiến giá cà phê tiếp tục tăng cao trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Bộ Công Thương khuyến cáo, trong năm 2023 và những năm tiếp theo, ngành cà phê Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp, ngang tầm yêu cầu phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường các thị trường nhập khẩu trong đó có thị trường Mỹ.

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), để tăng cường vị thế và lợi nhuận ngành, việc đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao chất lượng vẫn là yếu tố giúp xuất khẩu ngành cà phê trong nước vững vàng.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN