Giảm nghèo bền vững từ ứng dụng công nghệ cao

22:07 | 11/04/2023

DNTH: Châu Đức là một huyện thuần nông duy nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc tích cực triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất đã giúp nông dân của huyện này chủ động khắc phục được tính mùa vụ, giảm rủi ro tác động do biến đổi khí hậu, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ thoát nghèo mà còn phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.

Ảnh 1
Huyện Châu Đức hôm nay.

Theo kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 447 hộ với 1.667 nhân khẩu, chiếm 6,78% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Trong đó, hộ nghèo quốc gia là 93 hộ, hộ cận nghèo quốc gia là 119 hộ và hộ nghèo tỉnh là 235 hộ. Riêng hộ dân tộc thiểu số nghèo của huyện Châu Đức là 152 hộ, chiếm tỉ lệ 21,5%.

Xác định phát triển nông nghiệp là kinh tế chủ lực giảm nghèo, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định 3243/QĐ-UBND, phê duyệt đề án phân khu chức năng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC huyện Châu Đức với quy mô gần 711 ha. Tổng vốn đầu tư cho phân khu này khoảng 1.000 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và một phần ngân sách của tỉnh.

Số diện tích đất được đầu tư nông nghiệp ứng dụng CNC cho lĩnh vực trồng trọt là 3.600 ha. Trong đó, có 1.262/1.500 ha hồ tiêu trong vùng nông nghiệp ứng dụng CNC áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, đồng thời có 467 ha hồ tiêu sản xuất theo quy trình chứng nhận (so với năm 2020 giảm 241 ha, vì hết hiệu lực chứng nhận). Có 91 nhà màng trồng rau liên kết sản xuất với chi nhánh phát triển nông sản 4K Farm, nâng tổng diện tích trồng rau, quả trong nhà màng trên địa bàn là 17 ha. Có 361 ha diện tích đất trồng cao su được chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC (giảm 107 ha chuối nuôi cấy mô tại xã Xà Bang và Cù Bị). Ngoài ra, có 1.960 ha cây ăn quả được được ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn có bước phát triển khá tốt, tốc độ tăng trưởng đạt 3,65%. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn huyện năm 2022 chiếm tỉ lệ 27% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện “Đề án phát triển nông nghiệp huyện Châu Đức giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, huyện tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Trung ương, của tỉnh. Đồng thời kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp CNC, nông nghiệp hữu cơ; phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; sản xuất theo các quy trình đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khách thăm quan khu trồng chuối sản xuất theo mô hình công nghệ cấy mô ở xã Đá Bạc.
Khách thăm quan khu trồng chuối sản xuất theo mô hình công nghệ cấy mô ở xã Đá Bạc.

Không chỉ ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện cũng áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực chăn nuôi. Tại xã Suối Rao còn quy hoạch một vùng chăn nuôi ứng dụng CNC. Đất được sử dụng đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của huyện Châu Đức được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 01/4/2022. Hiện nay, huyện có 22 trang trại xây dựng chuồng lạnh, khép kín, trong đó gồm 09 trang trại chăn nuôi gà với tổng đàn khoảng 600.000 con và 13 trang trại chăn nuôi heo với tổng đàn khoảng 40.000 con.

Trước đây, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu dùng chuồng hở (mái lá, vách ngăn bằng lưới), tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Nay, bà con nông dân đã đưa ứng dụng công nghệ vào để nâng cao năng suất. Cụ thể, nhiều trang trại quy mô lớn chuyển sang nuôi chuồng lạnh (chuồng xây kín nhưng thông gió tốt, nhiệt độ luôn được giữ ổn định). Chuồng vận hành tự động hóa khép kín, từ sản xuất con giống, thức ăn, nước uống, tiêm vắc - xin phòng bệnh đến sát trùng vệ sinh chuồng trại, xử lý sấy khô chất thải… đã góp phần hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm mùi, giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng thịt, hiệu quả trong chăn nuôi. Ông Ngô Quang Sỹ, chủ một trại gà ở thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc nói: “việc áp dụng mô hình chăn nuôi ứng dụng CNC đã giúp hạn chế gà bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Quy trình nuôi khép kín, nhiệt độ ổn định, ít bị bệnh, lại không phát tán mùi hôi và ruồi nhặng ra môi trường đã tiết kiệm được chi phí và sức lao động, tỉ lệ gà đẻ trứng cũng cao, đạt 95% trên tổng số đàn”.

Ảnh 3
Thu hoạch trứng tại một trang trại nuôi gà ứng dụng công nghệ cao tại xã Đá Bạc.

“Nông nghiệp CNC là xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Việc phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn huyện phải tập hợp, phát huy được sức mạnh liên kết của 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp). Huyện sẽ có chính sách thu hút, đãi ngộ phù hợp để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp” - ông Nguyễn Công Vinh, Chủ tịch UBND huyện khẳng định.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Châu Đức, những ứng dụng công nghệ được triển khai mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả cao. Kinh tế giữ mức tăng trưởng ổn định, tích cực, đúng định hướng, số hộ nghèo giảm, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân tại các xã đạt hơn 61 triệu đồng/người/năm.

Thời gian qua, huyện Châu Đức đã góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo hiệu quả đối với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Nhờ vậy, cuộc sống của đồng bào không ngừng được nâng cao, giảm nghèo bền vững./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN