Gian nan cây mía xứ Tuyên

15:55 | 30/07/2019

DNTH: Vùng nguyên liệu giảm, hiệu quả kinh tế thấp, người dân không mặn mà với cây mía… là những rào cản lớn cho sự phát triển của ngành mía đường tỉnh Tuyên Quang.

08-13-13_1

Vụ mía này toàn tỉnh Tuyên Quang giảm hơn 2.600 ha so với vụ trước.

Theo thống kê của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, vụ mía 2019-2020, vùng mía nguyên liệu của toàn tỉnh là 4.567 ha, giảm hơn 2.600 ha so với vụ trước. Trong vụ, diện tích trồng mới được hơn 20 ha/800 ha kế hoạch; diện tích mía trồng lại được hơn 100 ha/1.100 ha kế hoạch; tổng vốn đầu tư trong vụ đạt khoảng 36 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với vụ trước.

Diện tích vùng nguyên liệu giảm, nhiều hộ dân vẫn trồng mía nhưng lại không chú trọng đầu tư chăm sóc. Vì thế theo dự báo của ngành mía đường tỉnh Tuyên Quang, vụ năm nay năng suất mía chỉ đạt 59 tạ/ha, giảm 5 tạ/ha so với vụ trước. Đây là thách thức không nhỏ trong việc duy trì nguyên liệu cho vụ ép tới.

Gia đình chị Nguyễn Thị Phúc, thôn Nà Tiến, xã Hào Phú, huyện Sơn Dương trồng mía hơn 10 năm nay. Nhưng chưa bao giờ chị thấy người dân ít mặn mà với cây mía như vậy. Nhiều hộ trong thôn đã bỏ mía sang trồng những cây trồng khác. Riêng gia đình chị vụ này vẫn trồng 1,5 ha như vụ trước, thế nhưng do hiệu quả kinh tế không cao, giá thu mua nguyên liệu thấp nên chị ít bỏ vốn, công đầu tư chăm bón hơn. Vì thế so với vụ trước, vụ này năng suất sẽ giảm.

Chị Phúc cho biết, chị mong muốn, đến vụ thu hoạch mía, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương sẽ thu mua kịp thời với giá ổn định và trả luôn tiền cho bà con như cam kết ban đầu. Như thế người dân mới yên tâm gắn bó và ổn định vùng nguyên liệu mía.

Nhiều địa phương ở huyện Sơn Dương trước đây nổi tiếng giàu lên từ cây mía thì nay diện tích mía giảm sút mạnh. Như tại xã Phúc Ứng diện tích vụ trước là 147,6 ha, thì vụ này chỉ còn 73,4 ha; xã Phú Lương vụ trước là 73,6 ha, vụ này chỉ còn 32,5 ha; xã Lương Thiện vụ trước là 144 ha, vụ này chỉ còn 64 ha; xã Đông Lợi vụ trước là 116 ha, nay chỉ còn 61,3 ha…

Ông Lý Văn Hoa, Chủ tịch UBND xã Phú Lương, huyện Sơn Dương cho biết, trước đây thời kỳ cao điểm xã có 380 ha mía, nay chỉ còn hơn 32 ha. Nguyên nhân là do cây mía không cho hiệu quả kinh tế cao nữa nên nhiều hộ đã bỏ mía sang trồng cây rừng. Nhiều thôn có diện tích mía lớn như thôn Phú Nhiêu trước đây có 80 ha, thôn Phú Sơn trước có 28 ha, thôn Lão Nhiêu trước có 34 ha… nay không còn mía.

08-13-13_2

Nhiều hộ dân ở xã Phú Lương, huyện Sơn Dương đã bỏ mía.

Nếu tình trạng giá đường vẫn tiếp tục thấp như hiện nay, chắc chắn vụ ép 2019-2020, ngành mía đường tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục lỗ. Theo ước tính của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, vụ tới nếu giá đường vẫn thấp như hiện nay công ty sẽ lỗ khoảng 50 tỷ đồng. Đây thực sự là thách thức lớn đối với ngành mía đường ở Tuyên Quang.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương cho biết, để ổn định tâm lý người dân đến nay công ty đã ký khoảng 13.000 hợp đồng cam kết thu mua mía với các hộ dân. Công ty cũng đã tìm giải pháp bán hết lượng đường tồn kho từ vụ ép 2018-2019. Cùng với các giống mía cũ, vụ năm nay công ty tiếp tục đưa vào các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao hơn như KK3, QT1, RK 9211. Hiện nay những giống này chiếm từ 15 đến 20% diện tích vùng nguyên liệu.

"Tính đến giữa tháng 7/2019, công ty đã trả hết số tiền nợ thu mua mía của bà con nông dân trong vụ ép 2018-2019. Công ty đang nỗ lực cùng chính quyền địa phương vận động nông dân tiếp tục đồng hành cùng nhà máy vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức này", ông Nguyễn Tiến Thành.

 

Theo ĐÀO THANHBáo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN