Giật mình nhà thương mại "núp bóng" nhà ở công nhân

10:55 | 07/06/2019

DNTH: Nhu cầu nhà ở cho công nhân tại các Khu chế xuất, Khu công nghiêp luôn rất lớn và cấp thiết nhưng nguồn cung lâu nay còn hạn chế. Một số dự án đã "núp bóng" xây nhà ở cho công nhân nhưng thực chất lại bán ra nhà thương mại, giá cao…

Tình trạng thiếu hụt nhà ở tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực phía Nam lâu nay vẫn là bài toán khó, chưa có lời giải. Nguồn cung sản phẩm thiếu hụt trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển mở rộng của các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tại một hội thảo về nhà ở cho công nhân mới đây, ông Trần Quốc Đạt, Phó trưởng phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng TP HCM đưa ra những con số thống kê giật mình: TP HCM hiện có khoảng 285.000 công nhân đang làm việc tại 17 khu chế xuất, khu công nghiệp. Nhưng nơi đây mới chỉ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 15.000 người, tức chỉ hơn 5% công nhân. Còn phần lớn công nhân phải tự xoay sở thuê phòng trọ, chấp nhận điều kiện sống chật hẹp, lụp xụp, thiếu thốn đủ thứ tại các khu nhà trọ tự phát…

giat minh nha thuong mai nup bong nha o cong nhan

Nhà ở công nhân hiện mới chỉ đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ. Ảnh: Khu nhà ở cho công nhân tại KCN Nhơn Trạch

Tương tự, tỉnh Long An hiện có 31 khu công nghiệp với 140.000 người lao động song chỉ có khoảng 6.000 nhà lưu trú. Cầu vượt quá xa cung, khiến cho phần lớn công nhân gặp khó khăn trong việc tìm nơi sinh sống.

Thế nhưng, điều đáng nói là một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước để xin chủ trương đầu tư dự án nhà ở công nhân như miễn tiền sử dụng đất, lãi suất vay gói 30 nghìn tỉ đồng, miễn thuế… Sau đó chủ đầu tư âm thầm chuyển sang làm nhà thương mại, bán ra thị trường, trục lợi chính sách…  

Đơn cử, dự án Khu dân cư Cầu Tràm nằm trong Khu công nghiệp Cầu Tràm, huyện Cần Đước, tỉnh Long An được cấp phép làm nhà ở công nhân. Theo quy hoạch, dự án sẽ có 800 nền đất và 250 căn chung cư giá rẻ… nhằm đáp ứng chỗ ở cho người lao động. Nhưng năm 2018, chủ đầu tư- CTCP Thương mại Dịch vụ xây dựng và Xuất nhập khẩu Trung Thành đã “hô biến” thành dự án nhà ở thương mại, bán đất ra ngoài với giá từ 1,4 - 1,6 tỉ đồng/nền đất, biệt thự.

Chưa hết, sau khi được chấp thuận chủ trương, doanh nghiệp này đã hợp tác với CTCP Bất động sản BNC tiến hành phân lô, bán nền với tên mọi rất mỹ miều “Khu đô thị Thương mại BNC Dragon”.

giat minh nha thuong mai nup bong nha o cong nhan

Một phần đất thuộc KCN Cầu Tràm được "phù phép" thành Khu đô thị thương mại BNC Dragon, bán đất chưa đủ điều kiện pháp lý

Mang danh là xây nhà tái định cư cho công nhân Khu công nghiệp Đức Hòa 3, nhưng Công ty TNHH một thành viên Phát triển kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Phú Mỹ Vinh cũng “phù phép” dự án thành nhà ở thương mại. Trên tổng quy mô đất khoảng 83,2 ha, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt có đất nhà ở cho công nhân là 2,56ha. Thực tế là, phần đất nền này đã được phân lô, bán đại trà ra thị trường với tên thương mại Vista Land. Thậm chí, công ty còn chiết khấu giảm giá cho nhà đầu tư thứ cấp mua gom nhiều nền, cam kết đầu tư có lời…

giat minh nha thuong mai nup bong nha o cong nhan

Khu đất trong KCN Đức Hòa III - Việt Hóa được phê duyệt làm nhà ở chuyên gia nhưng chủ đầu tư đã bán cho người dân (khu vực đánh dấu)

Trong nhiều năm qua, các địa phương tập trung phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đối mặt với bài toán nan giải là nhà ở cho công nhân, người lao động. Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư làm nhà ở công nhân, giải quyết nhu cầu bức thiết về chỗ ở của đối tượng khách hàng đông đảo này.

Tuy nhiên, thực tế các dự án được “vẽ” ra để xin đầu tư nhà ở công nhân, nhà tái định cư để được hưởng ưu đãi về quỹ đất sạch, miễn tiền sử dụng, giảm thuế… sau đó bán đất, nhà cho các đối tượng không phải là công nhân, thu tiền chênh lệch giá cao.

Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế, các nhà đầu tư được phép kết hợp phát triển công nghiệp với đô thị hóa, xây dựng các khu dân cư, công trình xã hội, tiện ích đảm bảo sự phát triển bền vững của khu công nghiệp.

Trước sự nhốn nháo của hoạt động đầu tư dự án “núp bóng” nhà ở công nhân, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần ban hành hành lang pháp lý để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mô hình này, minh mạch và quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư, kinh doanh dự án. Có thể xem xét cho phép nhà đầu tư chuyển một phần đất khu công nghiệp sang đất xây dựng nhà ở cho công nhân, chuyên gia vì tỷ lệ chỉ chiếm 5-10%. Song quá trình chuyển đổi phải minh bạch, sử dụng đất đúng mục đích, đảm bảo những lợi ích của chính sách nhà nước đến đúng đối tượng công nhân, người lao động.

Theo Nam Khôi

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN