Gìn giữ, phát triển giống bưởi Tiến Vua

16:00 | 03/06/2020

DNTH: Là giống bưởi quý hiếm, ăn có mùi vị đặc trưng riêng, hấp dẫn, lại cho màu đỏ như quả gấc (lúc chín). Dòng bưởi Luận Văn này đã nức tiếng từ xưa, giờ đây đang được những người nông dân hồi sinh trước nhu cầu về sản vật đặc sản và giàu nét văn hóa, tâm linh tăng cao.



Phát huy gìn giữ, phát triển giống bưởi Tiến Vua
 

Theo các cụ cao niên trong xã Thọ Xương (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) xưa kia bưởi Luận Văn dùng để tiến vua, còn ngày nay được nhiều người dân tìm mua để thờ cúng trong mỗi dịp lễ Tết. Màu đỏ của quả bưởi Luận Văn được cho là sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng khi bày trong mâm quả.

Người dân địa phương cho hay, bưởi Luận Văn từng có thời gian gần mất giống. Nhận thấy giá trị kinh tế đặc biệt của nó, những năm gần đây, người dân làng Luận Văn đã nỗ lực duy trì và phát triển giống cây ăn quả quý hiếm này.

Quả bưởi Luận Văn khi nhỏ cũng có màu xanh, nhưng đến lúc chín, thì chuyển dần sang màu đỏ gấc. Vỏ quả, cùi quả, vỏ múi và hạt tép đều có màu đỏ rất đẹp mắt. Múi bưởi đỏ hồng, mọng nước, ngọt, hương thơm đặc trưng. Ngoài giá trị thuần túy là loại của ngon vật lạ mới được dùng để tiến vua, thì bưởi đỏ Luận Văn còn khiến người dân thích sử dụng để thờ cúng trong dịp Tết âm lịch. Vì lẽ, quả bưởi đỏ Luận Văn có màu đỏ được cho là sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng. Mỗi quả bưởi to, có thể cân nặng lên đến 2kg.

Ông Lê Minh Tâm, người có 2 ha bưởi Tiến Vua cho biết, giống bưởi này được trồng tại thôn Luận Văn, nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cho ra đời những quả bưởi chất lượng nhất.

Ông Tâm chia sẻ với báo chí về câu chuyện gắn với giống bưởi Tiến Vua, Trước kia, một thời gian dài, giống bưởi này ngày càng thất truyền, mai một, diện tích ngày càng thu hẹp, chất lượng quả giảm hẳn. Khi ông lớn lên thì toàn xã này chỉ còn 2 ha trong khu vườn do hội phụ lão chăm sóc. Tuy nhiên, quả ngày càng nhỏ, thân cây già cỗi, còi cọc. Người dân lấy hạt ươm hay chiết cành đem trồng đều không còn được thơm ngon như trước. Điều này khiến người dân ở đây rất đau lòng.
 



Người dân phát triển kinh tế nhờ giống bưởi Tiến Vua.


Trước nguy cơ giống bưởi này có thể biến mất, Viện NC Cây ăn quả đã hỗ trợ địa phương xây dựng một nhà lưới ươm cây giống. UBND huyện Thọ Xuân, xã Thọ Xương vận động chuyển đổi diện tích trồng mía, lúa kém hiệu quả và hỗ trợ người dân kỹ thuật chăm sóc, giống, vật tư phân bón trồng bưởi Luận Văn.

Những ngày đầu chuyển đất mía, lúa sang trồng bưởi Luận Văn ai nấy đều lo lắng vì trước đây nhiều hộ đã trồng nhưng không thành công. Vậy mà ông Lê Minh Tâm vẫn kiên định với mục tiêu làm sao phải khôi phục được giống bưởi trứ danh này.

Theo ông Tâm, Viện NC Rau quả khuyến cáo người dân khi trồng bưởi ghép Luận Văn ghép phải kiên trì bởi phải mất 3-4 năm mới ra quả bói.

Nhờ những chính sách hỗ trợ, đến nay, riêng tại xã Thọ Xương, người dân đã trồng được 32 ha bưởi Luận Văn. Trong số 300 hộ dân tại thôn Luận Văn, hầu như vườn nhà nào cũng trồng vài ba cây bưởi Tiến Vua.

Ông Lê Đức Đệ, Chủ tịch UBND xã Thọ Xương cho biết, theo kế hoạch, năm 2020, xã sẽ chuyển đổi một số diện tích đất lúa, mía kém hiệu quả để trồng thêm 5 ha bưởi Luận Văn.

Ngoài Thọ Xương, tại các xã Xuân Bái, Xuân Lam ( huyện Thọ Xuân) hiện người dân cũng đã đem bưởi Luận Văn về trồng. Kết quả bước đầu cho thấy, cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt và cho chất lượng không thua kém là bao khi được trồng tại xã Thọ Xương.

Mặc dù giống bưởi tiến vua quý giá như vậy, nhưng hiện nay bưởi Luận Văn thường chỉ được tiêu thụ tại địa phương, chứ ít khi có dịp vươn ra thị trường các tỉnh, thành khác giống các dòng bưởi: Diễn, Đoan Hùng, Năm Roi... Mong sao, cùng với sự hồi sinh cho giống bưởi quý tiến vua tại vùng đất Thọ Xuân, thì ngày càng có nhiều người trên khắp mọi miền đất nước biết đến dòng bưởi này. Và, về lâu dài, dòng bưởi này cần phải được xây dựng chỉ dẫn địa lý, được bảo vệ, bảo hộ danh tiếng lẫn địa danh nơi trồng giống bưởi quý hiếm ấy.

Gia Hân

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN