Gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU để cua ghẹ xuất khẩu bền vững

11:09 | 05/07/2024

DNTH: Ngành xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đang ghi nhận đà tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong năm 2024. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU.

Gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU để cua ghẹ xuất khẩu bền vững
Xuất khẩu cua ghẹ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam tăng trưởng liên tục từ đầu năm 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 5/2024, giá trị xuất khẩu tăng 62% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 22 triệu USD. Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 97 triệu USD, tăng 76%.

Trung Quốc và Hongkong vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này đang tăng phi mã ở mức 3 con số so với cùng kỳ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.

Tính riêng trong tháng 5/2024, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác sang thị trường này tăng 418% so với cùng kỳ, đạt gần 11 triệu USD. Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 41 triệu USD, tăng 502%.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Nhật bản lại có xu hướng sụt giảm liên tục trong 2 tháng trở lại đây. Giá trị xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác sang Nhật Bản trong tháng 5/2024 giảm 9% so với cùng kỳ, đạt hơn 6 triệu USD.

Tuy nhiên nhờ sự tăng trưởng trong quý 1, xuất khẩu sang thị trường này tính lũy kế 5 tháng đầu năm vẫn tăng 7%, đạt gần 29 triệu USD.

Xuất khẩu mặt hàng cua ghẹ sang Mỹ và Canada cũng đang tăng trưởng khả quan, với mức tăng lần lượt là 32% và 54%.

Trái lại, xuất khẩu sang các nước EU lại không mấy khả quan. Giá trị xuất khẩu cua ghẹ sang EU giảm 58% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), việc Ủy ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cánh báo “thẻ vàng” đối với ngành khai thác thủy sản của Việt Nam đang tác động đến xuất khẩu hải sản sang thị trường này.

Ngành xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ với tiềm năng to lớn trong tương lai. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU.

Hy vọng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cùng sự hỗ trợ của Chính phủ ngành hàng cua ghẹ Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái thành công, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Theo Thương hiệu và Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi số có đang đè nặng doanh nghiệp nhỏ?

DNTH: Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược. Nhưng với nhiều doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ ở nông thôn – đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp – đây lại đang là một cánh cửa mở ra với đầy lo âu. Khi chính sách thúc đẩy...

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh

DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

XEM THÊM TIN