GS Đặng Hùng Võ: Chính sách đất đai cho giáo dục đang "giật lùi"
14:57 | 21/08/2019
DNTH: GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá chính sách đất đai cho giáo dục hiện nay "đang có sự giật lùi" tại hội thảo Rào cản phát triển giáo dục tư thục, từ nhận thức đến cơ chế, chiều 20/8.
Theo ông Võ, nếu như giai đoạn 2015 – 2017, nhà nước đã từng có chính sách cho thuê đất không thu tiền đối với đất đầu tư cho giáo dục, thì đến Luật Đất đai 2013 ưu đãi này chỉ còn quy định trong một số trường hợp.
GS. Đặng Hùng Võ. Ảnh - Internet.
Sau này, đến nghị định của Chính phủ, ngoài một số trường hợp vẫn được ưu tiên, còn lại được giao cho địa phương tự quyết định để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đó, trong khi giáo dục là một trong những lĩnh vực cần khuyến khích xã hội hóa. "Như vậy, chính sách đất đai đối với giáo dục đã bị giật lùi một bước rất lớn", GS Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.
Thừa nhận là một cơ sở giáo dục đã gặp vướng trong vấn đề đất đai khi có nhu cầu mở rộng cơ sở, bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) cho rằng, việc tìm địa điểm để mở cơ sở là rất khó khăn do quỹ đất phải mua qua các dự án. Trong khi đó, để chọn được vị trí xây trường có tích hợp các tiện ích giao thông, dân cư để thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con thì trường thường phải mua lại của các chủ đầu tư với giá đất rất cao.
"Vấn đề là trong khu đô thị nào cũng hoạch đất để xây dựng trường học, nhưng người cần mua để làm trường như chúng tôi thì rất khó tiếp cận còn người mua để đầu tư kinh doanh, hoặc mua để xây rồi cho thuê lại dường như dễ dàng hơn. Do đó, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần có chế tài đối với các trường tư thục trong việc cho thuê đất, giao đất hoặc bán với giá phù hợp", bà Hiền đề xuất.
Về vấn đề này, GS Đặng Hùng Võ khẳng định, trong quy hoạch khu dân cư, khu đô thị chắc chắn đều có đất dành cho cho giáo dục, vấn đề là sau khi điều chỉnh lại, số đất này có thể bị chuyển sang làm nhà ở. "Có thực tế là quy hoạch đã điều chỉnh xong nhưng khi có nhà đầu tư vào lại đề nghị điều chỉnh chiếm cả quỹ đất giáo dục, đến lúc cần đất cho xây trường lại phải ngửa tay xin, lại nói 5 năm nữa mới đưa được vào quy hoạch", ông Võ đặt vấn đề.
Theo ông Võ, chính quá trình điều chỉnh đã làm mất đi quy hoạch gốc, do đó để giải quyết vấn này, Nhà nước cần chính sách nhất quán trong xã hội hóa giáo dục và giao cho tư nhân làm, từ đó sẽ giảm chi cho ngân sách rất lớn.
"Hệ thống giáo dục của Việt Nam nên chuyển dần sang tư thục, không nên hạn chế trường tư, nhà nước chỉ bỏ tiền để hỗ trợ giáo dục cho người nghèo. Tuy nhiên, cùng với việc cho phép các trường tư thục phát triển thì nếu làm sai phải trị đến nơi đến chốn, còn làm đúng thì phải được tuyên dương", ông Võ nói.
Còn theo quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), chính sách cho các trường tư thục phải được cụ thể hóa hơn nữa, đặc biệt là phân cấp rõ trách nhiệm.
"Khu đô thị đã quy hoạch mà không có đất xây trường thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương nơi đó phải chịu trách nhiệm. Còn lâu nay chúng ta vẫn hòa cả làng, không ai chịu trách nhiệm cả, nên vấn đề này cứ như quả bóng đá lên đá xuống, kêu lên kêu xuống mà không ai giải quyết. Rõ ràng, chủ trương đã có, vấn đề hiện nay là cụ thể hóa và quy trách nhiệm", TS Tùng Lâm nhấn mạnh.
Theo VnEconomy
Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành
Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.
Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép
Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.
TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư
UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.
TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi
Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.
Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công
UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.
Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây
Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...