Hà Nội bổ sung gần 49 tỷ đồng để ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

16:56 | 15/09/2021

DNTH: Huyện Ba Vì được bổ sung kinh phí nhiều nhất, 15,29 tỷ đồng, tiếp đến là các huyện: Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Oai, Mê Linh, Thanh Trì, Quốc Oai.

Hà Nội bổ sung gần 49 tỷ đồng để ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ảnh 1

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4159/QĐ-UBND (ngày 10-9-2021) về bổ sung có mục tiêu kinh phí hỗ trợ các huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, thủy sản áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2021.

Theo đó, UBND thành phố bổ sung gần 49 tỷ đồng cho 7 huyện để thực hiện nhiệm vụ trên. Huyện Ba Vì được bổ sung kinh phí nhiều nhất, 15,29 tỷ đồng, tiếp đến các huyện: Phú Xuyên 11,959 tỷ đồng, Phúc Thọ 9,882 tỷ đồng, Thanh Oai 5,229 tỷ đồng, Mê Linh 2,502 tỷ đồng, Thanh Trì 2,25 tỷ đồng, Quốc Oai 1,822 tỷ đồng.

UBND các huyện được bổ sung kinh phí thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, thủy sản để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2021, đồng thời kiểm tra, rà soát, chịu trách nhiệm về đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ bảo đảm theo đúng quy định. Đặc biệt là quản lý, phân bổ, sử dụng kinh phí được giao bảo đảm đúng chế độ, chính sách, mục đích và thực hiện thanh, quyết toán theo quy định…

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay, Hà Nội có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 109 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 40 mô hình về chăn nuôi, 15 mô hình trong lĩnh vực thủy sản. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” xác định sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội đạt trên 70%.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN