Hà Nội đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh

15:11 | 09/12/2022

DNTH: Ngày 9/12, tại Trung tâm chính trị huyện Đông Anh, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2022 cho 40 sản phẩm của huyện Đông Anh.

z3946299782391_a3cafd3264aee10feed584adfbc40387
Quang cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, Phó Chánh chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn đề nghị các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội (Hội đồng OCOP Thành phố), Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP thành phố bám sát những tiêu chí đã được quy định tại tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP và Quyết đinh số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số Quyết định số 1048/QĐ-TTg; Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP Thành phố. Trên cơ sở đó, đại diện các Sở, ngành như: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông… tập trung nghiên cứu hồ sơ, xem xét kỹ các tiêu chí liên quan đến Sở, ngành mình để tham gia ý kiến, góp ý bổ sung cho chủ thể những nội dung minh chứng còn thiếu, chưa đầy đủ. Tuyệt đối không được nợ tiêu chí.

Tại buổi đánh giá, các thành viên Hội đồng OCOP thành phố đã chất vấn và tranh luận rất sôi nổi, bảo đảm chặt chẽ đối với từng sản phẩm, từng chủ thể. Hội đồng đặc biệt chặt chẽ về nguồn gốc nguyên liệu; công nghệ chế biến; hình thức bao bì, chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất… với mục đích lựa chọn các sản phẩm có chất lượng và tiềm năng phát triển, nhằm thúc đẩy nâng cao giá trị kinh tế cho chủ thể tham gia chương trình.

z3946299784669_2f7e8e9e0bd0e48e523c9478d30f1f7b
Các thành viên Hội đồng OCOP thành phố quan sát thực tế các mẫu sản phẩm tham gia đánh giá, phân loại.

Phó Chánh chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết: Ban Tổ chức đã yêu cầu các chủ thể, đơn vị tư vấn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sản phẩm mẫu đầy đủ, chu đáo để Hội đồng OCOP thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng và thời gian đánh giá. “Việc lựa chọn các sản phẩm OCOP chặt chẽ không khác gì đi thi, người nông dân, hoặc chủ thể sản phẩm sẽ phải tự thuyết trình về sản phẩm của mình. Chỉ cần một tiêu chí không đạt, chúng tôi sẽ loại ngay từ vòng ngoài”, ông Ngọ Văn Ngôn cho hay.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà, sau 03 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP của thành phố, toàn huyện đã có 146 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng và nâng cấp, trong đó có 01 sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao, 54 sản phẩm đạt 04 sao và 86 sản phẩm đạt 03 sao. Năm 2022, UBND huyện Đông Anh tiếp tục tổ chức đánh giá, phân hạng cho 40 hồ sơ sản phẩm của 12 cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. Trong đó: có 27 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm và 13 sản phẩm nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí.

“Tại hội nghị hôm nay, rất mong các thành viên Hội đồng OCOP thành phố đánh giá, phân hạng các sản phẩm một cách khách quan, công tâm, đúng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ ra các mặt còn tồn tại, hạn chế của sản phẩm, của doanh nghiệp để giúp các chủ thể tiếp tục hoàn thiện, đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế”, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh nhấn mạnh.

z3946299797795_c6b6d1d5d58e499d5ff458c85687e23c
Sản phẩm OCOP của hộ kinh doanh Tuấn Khanh thuộc xã Tiên Dương, huyện Đông Anh được Hội đồng OCOP Thành phố chấm 4 sao.

Là một trong những chủ thể tham gia tại hội nghị, hộ kinh doanh Tuấn Khanh (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh) chia sẻ, tham gia chấm điểm sản phẩm OCOP lần này, chúng tôi mang đến sản phẩm “bò miếng cao cấp Kim Ngân” và “khô ăn liền cao cấp Kim Ngân”. Chúng tôi mong muốn Hội đồng góp ý, đánh giá chất lượng, đảm bảo khách quan nhằm giúp đỡ cơ sở chúng tôi nâng cao giá trị sản phẩm, tiến tới quảng bá thương hiệu, phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, qua đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí, năm 2022, Thành phố đặt mục tiêu có 400 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP. Đến nay, đã có 488 sản phẩm đăng ký tham gia của 26/30 quận, huyện, thị xã. Công tác đánh giá sản phẩm được Hội đồng đánh giá thực hiện trên cơ sở bảo đảm công bằng, khách quan, chính xác theo các tiêu chí quy định tại bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nhiều các sản phẩm tham gia lần này đều đạt tiêu chí công nhận 3 sao và 4 sao.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

XEM THÊM TIN