Hà Nội: Đẩy mạnh quảng cáo, kết nối tiêu thụ nhãn chín muộn

15:21 | 23/08/2020

DNTH: Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Chương trình truyền thông, quảng bá, kết nối, trao đổi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhãn chín muộn năm 2020.

Sự kiện được diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 quay trở lại với nhiều diễn biến phức tạp, đầu ra nông sản nói chung và trái nhãn nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Xuân Đại cùng các đơn vị thăm vườn nhãn chín muộn tại Song Phương, huyện Hoài Đức

Đại diện Sở NN&PTNT cùng các đơn vị thăm vườn nhãn chín muộn tại Song Phương, huyện Hoài Đức


Theo bà Hoàng Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội cho biết, cây nhãn là loại cây thứ ba trong bốn loại cây ăn quả chủ lực của Hà Nội. Hiện nay diện tích trồng nhãn là 1.980 ha, tăng hơn 258 ha so với năm 2017; sản lượng thu hoạch ước đạt 21.600 tấn, tăng 8.446 tấn so với năm 2017.

Riêng diện tích nhãn chín muộn (HTM1, HTM2) là hơn 650 ha, năng suất đạt 19-20 tấn, sản lượng 9.000 - 10.000 tấn, giá bán bình quân các năm từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, giá trị sản phẩm là 266 tỷ đồng. Trong đó xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, sản phẩm nhãn đạt 75,6 tỷ đồng; sản phẩm phụ mật ong là 12 tỷ đồng. Giống nhãn chín muộn HTM1, HTM2 có thời gian thu hoạch dài và muộn nhất trong tất cả các giống từ 20/8 đến 25/9 hàng năm, đáp ứng yêu cầu rải vụ thu hoạch và tiêu thụ.

Trên toàn thành phố, nhãn chín muộn tập trung tại 3 vùng gồm: Vùng nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Quốc Oai tập trung chủ yếu tại xã Đại Thành, diện tích 165 ha/220 ha toàn huyện, sản lượng ước đạt 2.500-2.850 tấn; Vùng nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức, diện tích 146 ha/164 ha toàn huyện, sản lượng ước đạt 2.400- 2.600 tấn tại các xã: An Thượng (70 ha), Đông Lao (30 ha), Song Phương (35 ha)...; huyện Chương Mỹ trồng tập trung tại xã Lam Điền, diện tích đạt 41,7 ha/90 ha toàn huyện, sản lượng ước đạt 800-850 tấn.
 

Niên vụ năm 2020 nhãn chín muộn ở các địa phương Hà Nội được mùa

Niên vụ năm 2020 nhãn chín muộn ở các địa phương Hà Nội được mùa


Năm nay, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh do Covid-19 và biến đổi khí hậu, sức cạnh tranh của các loại quả đặc sản khác nên nhãn chín muộn chủ yếu tiêu thụ nội địa. Vì vậy, để thúc đẩy tiêu thụ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhân dịp này Sở NN&PTNT đã tổ chức ký kết giữa các nhà vườn sản xuất nhãn chín muộn và đại diện các doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần quốc tế Bamboo, Công ty AMeii Việt Nam, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Greenpath.

Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội - ông Nguyễn Xuân Đại cho biết, hiện nay, phần lớn nhãn chín muộn ở Hà Nội tiêu thụ dưới dạng quả tươi, qua sơ chế, chế biến, đóng gói nhãn mác (khoảng 3 - 5% sản phẩm). Sản phẩm nhãn chín muộn chủ yếu do nông dân tự tiêu thụ qua tư thương (60 - 70% sản lượng) nên giá thành bấp bênh, khoảng 30 - 40% sản phẩm quả được tiêu thụ tại các cửa hàng, siêu thị tại các quận nội thành, huyện, thị xã. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Hà Nội. 

Ngoài ra, nhãn chín muộn của Hà Nội cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Mỹ, Ba Lan và Australia. Thương hiệu nhãn chín muộn của Hà Nội đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Nhằm tìm kiếm, phát triển và mở rộng thị trường, năm 2020, Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo các Sở, ngành, thông qua các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại và liên kết với DN để đưa sản phẩm nhãn chín muộn xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Diệu Thu

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN