Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2022:

Hà Nội đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế

23:57 | 14/12/2021

DNTH: Hà Nội sẽ tập trung khắc phục 5 nhóm tồn tại, hạn chế; trong đó có những chỉ tiêu chưa đạt của năm 2021, đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng; ban hành chương trình hành động ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Chiều 14/12, thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu, chi ngân sách và phát động thi đua năm 2022.

Hội nghị có sự tham dự của Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh…

Kế hoạch phát triển KT - XH  năm 2022 gồm 22 chỉ tiêu chủ yếu

Theo Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Dũng, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2022 "kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2022 của thành phố, các chỉ tiêu kế hoạch KT - XH, chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp và dự toán ngân sách được giao, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã giao chỉ tiêu kế hoạch KT - XH và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị trực thuộc trước ngày 31/12/2021 và tổ chức thực hiện theo quy định.

Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2022 của thành phố Hà Nội gồm 22 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó: GRDP tăng từ 7,0% - 7,5% (Chỉ tiêu cả nước là 6,0% - 6,5%); GRDP/người từ 139 - 141 triệu đồng (khoảng 6.000 USD; chỉ tiêu cả nước là 3.600 USD); tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển xã hội là 10%...

Để đạt được các chỉ tiêu trên, Hà Nội đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Y tế về các giải pháp phòng, chống dịch Covid - 19. Xây dựng và thực hiện nghiêm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19” trong các ngành, lĩnh vực. Ưu tiên công sức, thời gian và nguồn lực để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; tập trung đầu tư, củng cố hệ thống y tế trong đó, chú trọng đầu tư công và thu hút đầu tư, thực hiện xã hội hóa để triển khai ngay việc nâng cấp trạm y tế xã; nâng cấp các bệnh viện đã có; đầu tư các dự án bệnh viện trong quy hoạch…

Thành phố trích từ nguồn dự phòng để hỗ trợ thực hiện các dự án nâng cấp tuyến y tế cơ sở, trong đó, năm 2022 cân đối 1.000 tỷ đồng, phần kinh phí còn lại sẽ được chuẩn xác và cân đối sau khi Kế hoạch đầu tư nâng cấp y tế tuyến cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Thành phố cũng phân bổ chi tiết Kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021 - 2025 nguồn ngân sách trung ương vốn trong nước là 1.031 tỷ 575 triệu đồng cho 16 dự án thu hồi vốn ứng trước ngân sách trung ương theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt thực hiện năm “kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và các nhiệm vụ phát triển KT - XH, dự toán ngân sách năm 2022 đã được UBND thành phố giao, cụ thể hóa thành kế hoạch thực hiện của đơn vị.

 Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Gia Huy
 Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Gia Huy.

Tập trung khắc phục 5 nhóm tồn tại, hạn chế

Hướng dẫn các đơn vị triển khai nhiệm vụ năm 2022, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đỗ Anh Tuấn đề nghị tập trung khắc phục 5 nhóm tồn tại, hạn chế. Trong đó, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cần hoàn thành chỉ tiêu chưa đạt của năm 2021 về tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch, tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có trạm xử lý nước thải…

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 7,0% - 7,5%, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2022, phấn đấu ngành dịch vụ tăng từ 7,1% trở lên; công nghiệp tăng từ 8,4% trở lên; xây dựng tăng từ 10,2% trở lên; nông nghiệp tăng từ 2,5% trở lên.

Về kế hoạch đầu tư công năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các đơn vị thực hiện và giải ngân vốn đầu tư trên cơ sở danh mục và mức vốn được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách Nhà nước và các quy định khác liên quan; tuyệt đối không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản.

Các đơn vị cần đẩy mạnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh; tiếp tục cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng áp dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất và hiệu quả; đẩy mạnh phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và hạ tầng thương mại, dịch vụ; phát triển thị trường và mở rộng xuất khẩu; phục hồi và phát triển du lịch…

Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Văn phòng UBND thành phố tổng hợp đề xuất của các đơn vị, trình UBND thành phố Hà Nội ban hành chương trình hành động ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN