Hà Nội mở rộng thêm 600 ha diện tích nuôi trồng thủy sản

11:36 | 20/09/2021

DNTH: Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 23.400 ha. Từ đầu năm 2021 đến nay, sản lượng thủy sản toàn thành phố ước đạt 73.800 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ 2020; sản xuất được duy trì, các chuỗi liên kết phát huy giá trị, bảo đảm nguồn cung cho Thủ đô, nhất là trong 2 tháng giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid - 19 vừa qua.

Hà Nội sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Hà Nội sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, giá các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tăng 30 - 35%, thậm chí có nguyên liệu tăng hơn 50%, từ đó tác động lớn đến giá thành sản xuất. Giá sản phẩm thủy sản cũng giảm 10 - 20% so với những năm trước...

Để bảo đảm nguồn cung cho người tiêu dùng Thủ đô, từ nay đến cuối năm 2021, ngành Nông nghiệp sẽ rà soát, mở rộng khoảng 600 ha diện tích nuôi kết hợp cá - lúa; phấn đấu nâng tổng diện tích nuôi trong năm 2021 đạt 24.000 ha, cho sản lượng 120.000 tấn thủy sản các loại.

Theo đó, Hà Nội sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng, cụ thể đối với các khu vực: Tại huyện Thanh Trì, sẽ phát triển thêm 5 ha nuôi cá chép, rô phi cỡ lớn; tại huyện Mê Linh mở rộng 59 ha nuôi các loại cá chép, trắm, rô phi, mè, trôi, ếch... một số huyện khác cũng dự kiến mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản như: Mỹ Đức (79 ha), Phú Xuyên (50 ha), Thạch Thất (60 ha), Ứng Hòa (111 ha), Thường Tín (77 ha)...

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Huy Đăng cho biết, ngành Nông nghiệp tiếp tục tham mưu thành phố tập trung nguồn lực hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản về con giống nuôi ngắn ngày, có năng suất cao, như: cá rô phi đơn tính, cá chép lai; giống có kích cỡ lớn để kịp thời gian thu hoạch vào cuối năm 2021. Ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương khuyến cáo nông dân thực hiện thả giống xong trong tháng 9/2021. 

Cùng với đó, Hà Nội cũng sẽ hỗ trợ hóa chất, chế phẩm sinh học khử trùng môi trường ao nuôi tại vùng nuôi thủy sản tập trung; tăng cường công tác quan trắc môi trường, phòng chống dịch bệnh; xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị cho vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô lớn.

Xem tại đây ./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

XEM THÊM TIN