Hà Tĩnh: Chính quyền có làm ngơ cho phá rừng trái phép?

06:52 | 08/04/2020

DNTH: Chủ rừng huy động máy móc rầm rộ phá rừng giữa thanh thiên bạch nhật để triển khai “dự án khu du lịch sinh thái – sân tập Golf”, khi chưa được bất cứ cơ quan thẩm quyền nào cho phép, chính quyền địa phương thiếu quyết liệt trong việc xử lý sai phạm.

Quang cảnh khu rừng bị đào bới, san ủi trái phép.

Xã không biết hay bao che tiếp tay sai phạm?

Theo phản ánh của người dân xã Mỹ Lộc, ngày 30 và 31/3, phóng viên đã có mặt tại địa điểm phá rừng trái phép thuộc Tiểu khu 132C, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu sự việc. Lần theo những thông tin người dân cung cấp, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi mục sở thị cả một khu vực rừng rộng lớn đã bị đào bới, san ủi ngổn ngang, một máy xúc công suất lớn đang đào đất rừng san lấp mặt bằng, ngoài ra một khu nhà cấp 4 đã được xây cao, chưa lợp mái.

Không chỉ có vậy, qua quan sát, khu vực gần hồ Trại Tiểu chủ trang trạng đã xây kè bến thuyền bằng bê tông, bờ kè đã xây cao và lấn ra cả hồ Trại Tiểu. Trao đổi với PV, một người đàn ông tên Hạnh cho biết, tôi thi công ở đây, còn muốn biết thông tin cụ thể về dự án thì anh liên hệ với anh Giáp chủ rừng.

Nhà cấp 4 đang được hình thành trên đất lâm nghiệp.

“San lấp ầm ầm cả ngày lẫn đêm như vậy chẳng lẽ từ xã đến huyện không ai biết? Trong khi đó chỉ cần một hộ dân san lấp mấy chục mét vuông để làm nhà thì ngay lập tức bị lập biên bản và xử phạt. Có hay chăng chính quyền, ngành chức năng đã làm ngơ và tiếp tay nên mới có thể đào bới, san ủi và chở đất ra ngoài trắng trợn như thế. Đây là hành vi bất chấp và coi thường pháp luật. Đề nghị lãnh đạo và ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh cần vào cuộc xử lý nghiêm vụ việc này để đảm bảo pháp luật được thượng tôn.” – Anh N.A.Đ nêu ý kiến.

Trao đổi với PV về sự việc trên, chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc - ông Trần Sỹ Lương cho biết: “Khu vực đó thuộc trại của anh Giáp, quê xã Mỹ Lộc, hiện là giám đốc khách sạn Hoàng Ngân ở Thành phố Hà Tĩnh”.

Khi được hỏi phía chủ dự án có báo cáo gì với địa phương khi triển khai hay không thì được ông Lương cho biết thêm: “Thực tế tôi mới lên đây khoảng gần 1 tháng, mọi việc vừa mới tiếp cận, hai nữa công việc bàn giao giữa cũ và mới chưa hoàn thành, nên các thông tin liên quan đến dự án triển khai ở chỗ cái trại trong kia, thì đến bây giờ nói thật ra thì tôi chưa tiếp cận những việc bàn giao nên chưa nắm được cụ thể về dự án này”.

Trước câu hỏi, cán bộ chuyên môn xã có nắm được thông tin dự án không, thì ông Lương trả lời: “Thực tế thì đồng chí địa chính cũng mới về và mới thực hiện bàn giao xong, tôi sẽ chỉ đạo bộ phận địa chính kiểm tra lại cụ thể quá trình thực hiện dự án đó có các hồ sơ tài liệu gì liên quan không và sẽ báo cung cấp thông tin cho các anh sau”.

Trái ngược với những gì vị chủ tịch xã này nói, tài liệu từ Hạt kiểm lâm huyện Can Lộc cung cấp cho PV. Thì Trạm kiểm lâm Truông Kén thuộc Hạt kiểm lâm huyện Can Lộc đã từng phối hợp chính quyền xã Mỹ Lộc đã 2 lần lập biên bản đối với ông Trần Huy Giáp vào các ngày 3/3/2020 và 24/3/2020.

Trong nội dung cả 2 biên bản đều nêu ông Trần Huy Giáp, chủ rừng không xuất trình được các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến dự án. Yêu cầu chủ rừng đình chỉ mọi hoạt động và không được xây dựng, kiến thiết các công trình trên đất lâm nghiệp, khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Và đề nghị UBND xã Mỹ Lộc, Hạt kiểm lâm huyện Can Lộc xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Xã không phản hồi, huyện khẳng định ở đây không có dự án nào cả.

Sau nhiều ngày chờ đợi, PV không nhận được bất cứ thông tin phản hồi nào từ UBND xã Mỹ Lộc về vụ việc phá rừng nêu trên. Để làm rõ và có cái nhìn khách quan hơn, chúng tôi đã liên hệ làm việc với ông Trần Đình Việt, trưởng phòng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện này để tìm hiểu thông tin. Qua trao đổi, ông Việt xác nhận có việc san ủi tại khu đất rừng gần hồ Trại Tiểu.

Máy xúc đào công suất lớn đang múc đất lên xe tải.

“Chỗ này nằm trong đồ án quy hoạch khu du lịch sinh thái Cửa Thờ - Trại Tiểu. Năm 2019, anh Giáp đã làm dự án đầu tư du lịch vào đây. Dự án này chưa được phê duyệt, lý do là chưa năm trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của năm 2019, cho nên đang lập quy hoạch sử dụng đất năm 2020. Như vậy ở đây chưa có dự án gì cả, chưa được cơ quan chuyên môn, chức năng thẩm định dự án này”, ông Việt khẳng định

Cũng theo ông Việt, dự án này chưa được phê duyệt vì chỗ 20 ha này đang đề xuất bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất. Khi chưa có quyết định của tỉnh phê duyệt thì không Sở, ngành nào thẩm định phê duyệt dự án hết.

Ông Việt nhấn mạnh: “Đây là đất rừng sản xuất đã được giao bìa rồi. Kể cả hộ gia đình được giao đất và cấp giấy chứng nhận rồi mà muốn thực hiện dự án thì phải trả đất lại cho Nhà nước, sau đó làm hồ sơ xin thuê lại đất này”.

Trả lời câu hỏi, hồ sơ chưa được phê duyệt nhưng chủ rừng đã tự ý đào, san lấp, chở đất ra ngoài như vậy liệu có đúng quy định hay không?, ông Việt khẳng định: “Hoàn toàn sai quy định. Kể cả hồ sơ đã phê duyệt rồi nhưng trong dự án không được chở đất ra ngoài thì cũng không được phép”.

Theo tìm hiểu được biết, khu vực rừng này nằm trong Đồ án quy hoạch Khu du lịch sinh thái Cửa Thờ - Trại tiểu tại hai xã Đồng Lộc và Mỹ Lộc, huyện Can Lộc tại Quyết định số 1909/QĐ-UBND, do ông Đặng Quốc Khánh ký ngày 26/6/2018. Tuy nhiên đây chỉ mới là đề án, còn các dự án liên quan trong vùng chưa được cấp có thẩm quyền nào phê duyệt.

Xe tải vận chuyển đất ra khỏi khu vực rừng.

Sự việc diễn ra trong thời gian dài, kiểm lâm và UBND xã đã từng lập 2 biên bản yêu cầu đình chỉ về việc tự ý đào đất rừng, san lấp lòng hồ, tạo bến thuyền, xây nhà trên đất lâm nghiệp khi chưa được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chưa được các cấp cơ thẩm quyền phê duyệt dự án khu du lịch sinh thái.

Dư luận đặt câu hỏi, liệu chính quyền địa phương có buông lỏng quản lý “ngó lơ, tạo điều kiện cho sai phạm”, hay vì lý do nào đấy mà “ưu ái” để chủ rừng là ông Trần Huy Giáp ngang nhiên phá rừng giữa thanh thiên bạch nhật, bất chấp pháp luật? Đề nghị lãnh đạo và ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh cần vào cuộc xử lý nghiêm vụ việc này để đảm bảo pháp luật được thượng tôn.

Nghị định 35/2019/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng: Hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, bị xử phạt từ 01 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật: Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 200 triệu đồng.  

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!

Phương Nam - Phạm Trung

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành

Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư

UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công

UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây

Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....

XEM THÊM TIN