Hà Tĩnh: Đầu tư mương chống hạn vẫn đại hạn
14:10 | 23/08/2019
DNTH: DN&TH; Gần 400m mương được đầu tư kiên cố hóa nhưng lại thấp hơn mặt ruộng rất nhiều đã khiến những người nông dân ở xã Song Lộc (Can Lộc-Hà Tĩnh) phải dùng máy bơm để tưới ruộng. Thực trạng bi hài này đã khiến người nông dân lâm cảnh “dở khóc dở cười”.
Theo phản ánh của người dân thôn Phúc Yên, tháng 4/2019, xã Song Lộc tiến hành thi công kiên cố tuyến mương bê tông của cụm 6A thuộc thôn Phúc Yên để dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho khoảng 15ha lúa của các hộ dân.
Đến tháng 5/2019, tuyến mương hoàn thành với chiều dài khoảng trên 360m, rộng 80cm và sâu 80cm. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thì tuyến mương này lại không phát huy hiệu quả như mong muốn do bờ mương thấp hơn mặt ruộng nên không thể dẫn nước vào ruộng.
Mương thấp hơn ruộng nhiều diện tích đất phải bỏ hoang
Ông Lương Sỹ Hùng, một người dân thôn Phúc Yên xã Song Lộc cho biết: “Để có thể chống hạn cho lúa thì bà con phải dùng máy, bơm nước từ mương lên ruộng. Trời nắng hạn kéo dài nên cứ mỗi khi hết nước là lại ra bơm. Theo tính toán, bình quân mỗi sào phải mất thêm 150 ngàn tiền dầu/vụ, rất vất vả và tốn kém. Nếu giờ nâng thành mương lên cao thêm vài ba chục phân nữa thì nước chắc chắn sẽ vào đến ruộng, không còn cảnh phải vác máy đi bơm nước cho lúa như hiện nay”.
Được biết, ngoài ông Hùng, nhiều hộ dân khác cũng phải sử dụng máy bơm để bơm nước vào ruộng. Có hộ từ đầu vụ tới nay đã tốn tới 12 lít dầu. Do việc lấy nước gặp nhiều khó khăn nên xung quanh khu vực tuyến mương đi qua có một số diện tích phải bỏ hoang.
Nhiều hộ dân phải dùng máy bơm để phục vụ tưới tiêu cho lúa
Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Hạnh – Phó Chủ tịch UBND xã Song Lộc cho biết, tuyến mương nằm trong dự án được tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí triển khai từ năm 2016 với chiều dài khoảng 3km, riêng 360m này được làm sau và mới hoàn thành, đưa vào sử dụng ở vụ sản xuất vừa qua.
"Do số diện tích ruộng này quá cao nên tuyến mương này không phải tưới trực tiếp mà chủ yếu để bà con bơm. Trước đây thì tát nước bằng gàu, giờ thì bà con chủ yếu dùng máy bơm" – ông Hạnh cho biết.
Khi đề cập đến việc nếu không dẫn được nước vào ruộng mà chỉ để bà con bơm thì việc đầu tư kinh phí để kiên cố hóa tuyến mương này liệu có lãng phí (?), Phó Chủ tịch UBND xã lý giải: “Vì để đảm bảo tiêu chí thủy lợi (tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới) nên phải kiên cố kênh mương”.
Việc kiên cố kênh mương là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả tưới tiêu, phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đối với tuyến mương tại cụm 6A, sau khi đầu tư xây dựng xong vẫn khiến người dân phải bỏ thêm công sức, tiền của để bơm nước chống hạn cho lúa là chuyện khá bi hài. Có chăng việc đầu tư kênh mương này chỉ nhằm mục đích "chạy đua tiêu chí" trong xây dựng NTM mà thiếu đi sự khảo sát hiệu quả thực tế?!
Bắc Hạnh

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...