Hà Tĩnh: Hơn 5 tháng “oằn mình” chống dịch tả lợn Châu Phi

14:43 | 18/12/2019

DNTH: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Tĩnh thì từ thời điểm phát hiện ổ dịch đầu tiên tại huyện Cẩm Xuyên vào ngày 17/5/2019, đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi qua 136 xã, phường, thị trấn của 12 huyện, thành phố, thị xã với tổng số lợn ốm, chết, buộc phải tiêu hủy là 15.816 con, trọng lượng tổng cộng 844 tấn.

Dịch bệnh gia tăng theo cấp số nhân

Báo cáo của Sở NN&PTNT  Hà Tĩnh cho thấy, từ ngày 16/6 đến 15/7/2019, dịch bệnh phát sinh mới tại 27 xã, số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy bình quân 25 con/ngày. Số hộ có lợn mắc bệnh tăng 115 hộ, tổng số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy tăng 522 con, khối lượng tiêu hủy tăng 27.092 kg. Tất cả các con số nói trên đều cao gấp đôi so với tháng đầu tiên có dịch (từ 17/5 đến 15/6/2019).

Các tổ chức tiến hành bắt những con lợn mắc bệnh đem đi tiêu hủy theo đúng quy định

Từ ngày 16/7 đến 15/8, dịch bệnh phát sinh mới tại 20 xã, số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy bình quân 76 con/ngày; số hộ có lợn mắc bệnh tăng 413 hộ (tăng 3 lần), tổng số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy tăng 5.005 con (tăng 4 lần) khối lượng tiêu hủy tăng 132.308 kg (tăng 4 lần) so với tháng trước (từ 16/6 đến 15/7).

Tính đến thời điểm 15/10/2019, (sau 5 tháng có dịch) tổng số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cao gấp 1,5 lần tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy của 04 tháng trước đó (từ 17/5 đến 15/9). Số hộ có lợn mắc bệnh tăng 1,4 lần tổng số hộ có lợn mắc bệnh của 04 tháng (từ 17/5 đến 17/9).

Là địa phương phát sinh dịch đầu tiên trong toàn tỉnh, đến ngày 15/10/2019, huyện Cẩm Xuyên ghi nhận có 26/27 xã có dịch, tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 4.191 con, khối lượng 241.860 kg của 829 hộ/96 thôn. Từ ngày 18/9 đến 15/10, số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy trung bình 101 con/ngày. Có 03 xã, thị trấn trong huyện Cẩm Xuyên có dịch bệnh đã qua 30 ngày (Thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Lộc, Cẩm Huy). Bên cạnh đó, có 07 xã có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn mắc bệnh (Cẩm Hà, Cẩm Trung, Cẩm Quan, Cẩm Duệ, Cẩm Hòa, Cẩm Lạc, Thị trấn Thiên Cầm).

Lãnh đạo Chi cục thú y Hà Tĩnh,  Chi cục trưởng Trần Hùng cho biết: "Tại Hà Tĩnh dịch tả lợn Châu phi phát bệnh đầu tiên vào ngày 17/5, tính đến nay đã hơn 5 tháng và đã tiêu hủy hơn 20 tấn  lợn dịch bệnh. Đến thời điểm này tỉnh Hà Tĩnh còn hơn 100 xã đang còn dịch bệnh, tập trung chủ yếu tại huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà, huyện Can Lộc”.

Căng mình phòng, chống dịch bệnh.

Hà Tĩnh là địa phương có tổng đàn lợn khá lớn (gần 400 nghìn con), tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ cao (chiếm khoảng 65% tổng đàn trước dịch bệnh), lưu lượng phương tiện vận chuyển lợn qua  địa bàn lớn, rất nhiều người tham gia các hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa bão kéo dài, nhiều vùng ngập sâu, nhưng các địa phương đã rà soát, phát hiện và tập trung tổ chức tiêu hủy kịp thời hơn trên 15 ngàn con lợn mắc bệnh cơ bản đảm bảo yêu cầu theo quy định.

Các tổ chức đã tiêu hủy hơn 15 ngàn con lợn mắc bệnh và đảm bảo yêu cầu đúng quy định

Trong Công văn gửi Các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh vào ngày 15/10/2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các địa phương, ban ngành liên quan tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc các nội dung như: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để nâng cao ý thức cho người dân, chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp an toàn sinh học hàng ngày để bảo vệ đàn lợn của gia đình; Tái lập các chốt kiểm dịch trên địa bàn để kiểm soát dịch bệnh; Tổ chức, triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm định kỳ đợt 2 năm 2019 theo Kế hoạch để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác có thể xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi….

Cũng theo ông Hùng thì: "Còn đối với công tác phòng chống dịch bệnh, chúng tôi triển khai từ khi chưa có dịch bệnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai các nội dung liên quan, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời. Hiện nay, dịch bệnh hết sức khó khăn, dịch bệnh tăng nhanh vào tháng 9, tháng 10 vừa qua. Do ảnh hưởng đợt không khí lạnh, mưa kéo lớn dài nên diễn biến phức tạp gây khó khăn trong việc ngăn ngừa dịch bệnh phát tán".

Chính quyền tỉnh và các địa phương tại Hà Tĩnh đã thành lập các Đoàn liên ngành để kiểm tra, xử lý các vi phạm và lập trên 200 chốt kiểm soát tại các đầu mối giao thông chính để kiểm soát các hoạt động và phun tiêu độc, khử trùng phương tiện; Sử dụng trên 1.000 lít hóa chất và trên 1.000 tấn vôi bột để tiến hành khử trùng, tiêu độc vùng dịch, vùng nguy cơ cao và các khu vực liên quan.

Lợn bị dịch tả lợn Châu phi của một hộ gia đình chăn nuôi đang được bắt đem đi tiêu hủy

Đến thời điểm hiện tại, các cơ sở chăn nuôi lợn giống và các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn đang an toàn và đã có 15 xã, thị trấn đã qua 30 ngày kể từ ngày tiêu hủy lợn mắc bệnh, chết do bệnh dịch tả lợn Châu Phi cuối cùng không phát sinh thêm ca bệnh mới.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh vào sáng ngày 5/10/2019, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã đánh giá công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại Hà Tĩnh được thực hiện bài bản, tích cực và có hiệu quả.

Theo nhận định của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh thì hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 12/13 huyện, thành phố, thị xã và đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, số lượng lợn mắc bệnh, ốm, chết, tiêu hủy tăng nhanh, tái phát dịch ở một số địa phương đã qua 30 ngày (từ 14/9 đến 14/10 số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy bình quân 268 con/ngày), nhất là tại các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà.

Dịch bệnh lây lan thông qua nhiều hoạt động của con người, hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn, sản phẩm lợn và trong mùa mưa lũ này việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh sẽ khó khăn hơn ... Dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan tại các địa phương chưa có dịch, tái phát ổ dịch cũ, nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, làm chết, tiêu hủy nhiều lợn gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi và ngân sách thời gian tới là rất cao.

“Quan điểm chỉ đạo chung tuyên truyền, không được tái đàn. Yêu cầu các địa phương tiêu hủy đảm bảo hồ sơ, thủ tục, theo đúng hướng dẫn,... Đối với cơ quan thường xuyên xuống địa phương, giám sát, bà con cùng phòng chống dịch, bên cạnh đó hà tĩnh còn gặp nhiều khó khăn do địa hình qúa hẹp, hiện nay tổng đàn lợn đang còn khá lớn”. Ông Hùng cho biết thêm.

Trong tình hình đó, sự quan tâm chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nói chung, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ chính quyền các cấp tại Hà Tĩnh là hết sức cần thiết. Cùng với đó, các ngành chức năng, các địa phương cần tập trung cao, đưa công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi vào nhiệm vụ trọng tâm hàng tuần, hàng tháng của địa phương, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

 

Phạm Mơ – Phạm Trung

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN