Hà Tĩnh mưa lớn, nhiều nhà ngập trong trận lụt lịch sử

17:19 | 19/10/2020

DNTH: Sáng 19/10, TP Hà Tĩnh hứng chịu trận lụt lịch sử do mưa lớn kết hợp hồ thủy điện xả lũ. Nhà cửa chìm trong nước, giao thông tê liệt. Cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Ngày 16/10, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp trước khi đổ bộ các tỉnh Trung Trung Bộ, gây mưa lớn diện rộng cho các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, với cao điểm mưa lũ vào các ngày 17-19/10.

Tại TP Hà Tĩnh, theo ghi nhận của phóng viên, sáng 19/10, toàn bộ đường giao thông bị tê liệt do nước lũ ngập sâu hơn 50 cm. 

Toàn bộ tuyến đường ở TP Hà Tĩnh ngập lụt.

Nước lũ lên cao và chảy xiết trên tất cả các tuyến đường, rất nguy hiểm cho người và phương tiện. Do đó, Công an TP Hà Tĩnh khuyến cáo người dân hạn chế đi lại khu vực nước sâu, đặc biệt ở các tuyến đường nối với các hồ Lý Tự Trọng (P. Bắc Hà), hồ Bồng Sơn (P. Đại Nài), hồ Bảy Mẫu (P. Nam Hà)... như đường Hà Huy Tập, Nguyễn Biểu, Võ Liêm Sơn, 26/3...

Dù vậy,  người dân vẫn phải đi bộ hoặc di chuyển bằng thuyền để mua nhu yếu phẩm, tích trữ khi mưa vẫn lớn, thành phố có nguy cơ ngập sâu hơn.

Người dân cố gắng đi ra ngoài để mua nhu yếu phẩm.

Trận lụt lịch sử còn khiến nhiều phương tiện giao thông tại các bãi đỗ xe chìm trong nước. Nước vào nhà nhiều hộ dân, buộc họ phải di chuyển đồ đạc lên cao, tránh hư hỏng. Nhiều người tận dụng các vật dụng để chặn sóng nước đánh vào nhà.

TP Hà Tĩnh cũng di dời khẩn cấp hơn 70 hộ dân tại phường Nam Hà, Văn Yên, Đại Nài, Thạch Bình, Thạch Quý…. có nguy cơ ảnh hưởng lụt lên khu vực an toàn.

Người dân cố gắng chặn sóng nước đánh vào nhà.

Trước khả năng phải phá tràn sự cố ở hồ Kẻ Gỗ, ngày 19/10, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đã có công điện yêu cầu khẩn trương sơ tán hơn 45.000 dân ở TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ đến nơi an toàn. 

Trong đó, huyện Cẩm Xuyên sơ tán hơn 13.000 hộ với 43.000 người; huyện Thạch Hà có hơn 1.400 hộ với hơn 2.600 người; riêng TP Hà Tĩnh có 263 hộ với 700 người.

Phương tiện giao thông bị ngập. TP Hà Tĩnh vẫn mưa lớn.

Công điện nêu rõ các địa phương, đơn vị chủ động tính toán, sẵn sàng thực hiện phương án sơ tán dân với kịch bản phải phá tràn sự cố hồ chứa nước Kẻ Gỗ trong 24 giờ tới.

Phạm Mơ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN