Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt kéo dài, người trồng cam như 'ngồi trên lửa'!

10:08 | 21/07/2020

DNTH: Thời tiết nóng như đốt khiến người trồng cam trên địa bàn Hà Tĩnh đang đứng trước nguy cơ mất mùa. Không những vậy, nhiều diện tích cam đang ở độ tuổi cho thu hoạch đã bị héo quả, thậm chí chết cháy.

Giữa cái nắng trên 39°C, người dân trồng cam ở huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn…của Hà Tĩnh đang tìm mọi cách để tập trung chống hạn cho cây. Lắp đặt hệ thống tưới làm mát, dùng bao giấy đùm quả tránh nguy cơ cháy sém giữa cái nắng gắt của thời tiết.

ha tinh nang nong gay gat keo dai nguoi trong cam nhu ngoi tren lua
Nắng nóng kèm theo thiếu nguồn nước tưới khiến cây trồng khô héo.

Anh Lê Văn Thảo ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: “Để cứu lấy gần 2 hecta cam, gia đình đã đầu tư hệ thống tưới hàng chục triệu đồng, riêng tiền thuê nhân công tưới đã trên hai mươi triệu đồng. Cũng may vị trí trồng vẫn còn nguồn nước để tưới nhưng cũng đang cạn dần do mức độ nắng nóng quá khủng khiếp”.

“Hàng ngày, hệ thống tưới vận hành liên tục để chống nóng cho cây, thuê nhân công đùm tất cả quả tránh bị sém nắng. Đồng thời, tiến hành các biện pháp để giữ độ ẩm khu vực góc cây dù có tốn kém nhưng vẫn duy trì cho cây trồng xanh tốt”, Anh Thảo nói.

ha tinh nang nong gay gat keo dai nguoi trong cam nhu ngoi tren lua
Nhiều diện tích cam đã bị chết khô trước nắng nóng gay gắt.

Cả năm chăm cây đợi ngày hái quả, bỗng gặp trận nắng hạn kéo dài đã khiến cho nhiều diện tích cây ăn quả, đặc biệt là cây cam của người dân các xã như Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Hương… được xem là những vựa cam của huyện Vũ quang đứng trước nguy cơ mất mùa. Thiếu nước nhiều nương, vườn cam đang bị héo quả, ngừng phát triển, thậm chí nhiều cây bị chết khô.

Theo ghi nhận của phóng viên, để cứu chữa cho những diện tích cam không bị chết nắng, nhiều nông dân đã đầu tư ống dẫn nước. Tuy nhiên, nắng nóng kéo dài, nước ở các khe suối, ao, hồ cũng đang dần cạn khô. Nắng nóng, thiếu nước, nhiều nông dân bất lực, đành phó mặc cho ông trời.

Gia đình chị Nguyễn Thị Lan, ở thôn Bồng Thượng, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang mong ngóng trời mưa mà lòng như lửa đốt bởi hơn hai trăm gốc cam đang kết trái. Vì nắng hạn kéo dài khiến mặt đất khô, độ ẩm thấp, toàn bộ diện tích cam đang bị chuyển màu, quả héo, ngưng phát triển, nhiều cây chết khô.

ha tinh nang nong gay gat keo dai nguoi trong cam nhu ngoi tren lua
Người dân Hà Tĩnh tìm mọi cách chống hạn, nắng nóng cho cây trồng.

Nhìn vườn cam đang bị héo quắt vì nắng mà chị Lan không khỏi chua xót. Chị Lan cho hay, “Nếu thời tiết thuận lợi như những năm trước, giá cả thị trường ổn định, trừ chi phí cũng lãi hơn 100 triệu đồng trở lên. Tình trạng nắng khô, thiếu nước tưới như bây giờ đang làm nhiều diện tích cam bị cháy nắng, quả thì héo quắt, rơi rụng. Những quả còn sót lại trên cây cũng không còn hy vọng vì sém nắng, bị ảnh hưởng quả sẽ phát triển chậm không đạt mẫu mã.

Được biết, riêng huyện Vũ Quang đến nay có 3.700 hecta cây ăn quả (chiếm 20,9 % tổng diện tích cây ăn quả trên toàn tỉnh), là nguồn lực kinh tế chủ đạo mỗi năm cho thu trên 415 tỉ đồng. Do đó, chính quyền các cấp đang chỉ đạo phải tập trung mọi nguồn lực có thể để cùng người dân cứu lấy cây trồng, đặc biệt là cây cam.

Còn tại huyện Hương Khê đã có 942 hecta cam, bưởi bị thiếu nước, trong đó, 7 hecta bị héo chết không có khả năng phục hồi. Người dân cho biết chưa năm nào thời tiết khắc nghiệt như năm nay. Những ngày qua, dù tốn kém, vất vả nhưng các hộ dân phải dùng máy bơm nước tận dụng nguồn nước tại chỗ ở các ao, hồ, sông suối và thậm chí khoan giếng tại chỗ để bơm tưới vì những vườn cây này là nguồn thu nhập chính của gia đình.

ha tinh nang nong gay gat keo dai nguoi trong cam nhu ngoi tren lua
Nắng nóng gay gắt được dự báo đang còn kéo dài trong nhiều ngày tới.

Chỉ tính riêng xã Hương Đô - Vùng đất nổi tiếng bởi đặc sản cam Khe Mây ở huyện Hương Khê, hiện nay toàn xã có 350 hecta cam, trong đó 220 hecta đã cho thu hoạch, trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 90 tỉ đồng, hộ ít nhất vài chục, hộ cao hết lên đến tiền tỉ. Theo thống kê chưa đầy đủ, nhưng đến nay có khoảng 1/3 diện tích cam đã bị chết, khoảng 60% diện tích đã bị héo.

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết "Hiện tượng thiếu nước tưới mùa nắng nóng ảnh hưởng đến sản lượng của cây ăn quả có múi năm nào cũng xảy ra. Năm nay, mùa nắng nóng đến sớm, gay gắt, kéo dài hơn các năm trước. Nếu trình trạng này tiếp tục kéo dài thì sẽ đe dọa rất lớn đến năng suất của cam, bưởi".

ha tinh nang nong gay gat keo dai nguoi trong cam nhu ngoi tren lua
Nhiều hồ đập cạn khô nứt nẻ.

Được biết, để chủ động ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết, các công ty thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức đắp chặn các trục tiêu, kênh dẫn, khe lạch để giữ nước. Mặt khác, bơm tát, lắp đặt thêm các máy bơm dã chiến, thực hiện phương án chuyển nước tạo nguồn từ các hồ chứa để chống hạn.

Theo thống kê, tỉnh Hà Tĩnh hiện có khoảng 10.000 hecta trồng cây ăn quả, trong đó 7.000 hecta trồng cam, chanh và 3.000 hecta bưởi. Diện tích trồng cây ăn quả chủ yếu ở khu vực miền núi, nên ngành nông nghiệp và người dân gặp khó khăn trong việc chủ động nguồn nước bơm tưới. Để chủ động ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị, chính quyền địa phương các cấp tập trung chỉ đạo điều tiết, phân phối nguồn nước và bố trí đủ lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ dẫn nước, ép nước tưới cho các vùng cuối kênh, vùng cao, vùng xa đã thiếu nước và có nguy cơ thiếu nước.

Đức Cảnh

Theo TN&MT 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN